Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 8
Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 8 - Đánh nhau ở trường học sẽ giúp các em hiểu được những nguyên nhân và hậu quả của việc đánh nhau ở trường, từ đó dạy học sinh có thái đọ ứng xử đúng với bạn bè. Đây là tài liệu hay hỗ trợ thầy cô soạn giáo án lớp 4 chính xác và hiệu quả.
GIÁO ÁN THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 4 CHỦ ĐỀ 8
BÀI 8: ĐÁNH NHAU Ở TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc đánh nhau ở trường.
- Biết rèn luyện cách ứng xử đúng mực với các bạn trong trường học. Biết xử lí trong các tình huống khi thấy bạn đánh nhau ở trường.
- Có thái độ ứng xử đúng mực với bạn bè.
II. Phương tiện dạy học:
- Tài liệu tâm lí học đường (Tr 58 đến 63).
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Bài cũ: ? Em đã có lần nào chống đối người lớn chưa? - Nguyên nhân dẫn đến chống đối người lớn? - Gv nhận xét. 2. Bài mới - GV nêu mục tiêu của tiết học: Giới thiệu bài: Bài 8 – Đánh nhau ở trương học. Hoạt động 1: Quan sát hình minh họa trong SGK. - Hãy quan sát hình minh họa và mô tả một số biểu hiện của việc đánh nhau ở trường học. - Gọi HS trả lời - GV nhận xét. - GV hỏi: Em - Em đã có lần nào đánh nhau với bạn chưa? - Nguyên nhân vì sao em lại đánh nhau? GV kết luận: Những hiện tượng đánh nhau ở trường học là - Là biểu hiện của sự nóng giận - Có dự định với sự tham gia của nhiều học sinh - Không chỉ ở con trai mà còn ở cả con gái Hoạt động 2: Nhận biết Hỏi: Hãy tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của việc đánh nhau ở trường - Theo em, tác động nguy hiểm nhất của việc đánh nhau là gì? GV kết luận: - đánh nhau ở trường học thường bắt đầu từ sự tức giận căng thẳng hoặc sợ hãi ... - Làm tổn hại sức khỏe khiến HS khác lo lắng bất an vì sợ tấn công Hoạt đông 3: Ứng xử + Ứng xử của bản thân trước nguy cơ đánh nhau ở trường học Hãy tìm hiểu và trao đổi với bạn về cách ứng xử khi thấy hành vi đánh nhau ở trường học. - GV nêu câu hỏi: nêu những cách ứng xử của bản thân GV chốt lại - Tránh những nguy cơ gây xung đột ưu tiên cho sự an toàn của bản thân - Nhận biết và làm chủ cảm xúc không để sự giận dữ căng thẳng làm em mất kiểm soát. - Nói chuyện với cha mẹ, thầy cô khi em có nguy cơ đánh nhau ở trường học. + Ứng xử khi thấy đánh nhau ở trường học GV chốt lại: - Không tham gia cổ vũ hành vi đánh nhau ở trường - Nếu thấy có xô xát báo ngay cho người lớn biết - Hậu quả như: Bị cha mẹ phạt, bị đuổi học Hoạt đông 4: Trải nghiệm a. Hoạt động cá nhân - Hãy viết tâm trạng hiện tại của em Hoạt động nhóm 5p - HS thảo luận giai quyết các tình huống nguyên nhân và hậu quả của việc đánh nhau ở trường mà mình đã viết Liên hệ HS nêu cách mình rèn luyện bản thân 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau |
- HS xác định rõ mục tiêu của bài. HS thảo luận nhóm đôi Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS làm bài HS nêu theo ý của mình HS nhận xét - HS thảo luân theo nhóm 4 . - Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. Hoạt động cá nhân - HS viết ra giấy Hoạt động nhóm 5p Từng thành viên trong tổ trình bày một tình huống Các tổ khác nhận xét, góp ý - HS nêu cách mình rèn luyện bản thân |
Thực hành tâm lý học đường lớp 4 là tài liệu được biên soạn trên cơ sở khoa học của Tâm lý học đường, Tâm lý học lứa tuổi - sư phạm và tâm lý học xã hội nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội từ đó tăng cảm xúc tích cực, khả năng tự đưa ra quyết định trong các tình huống mà học sinh gặp phải ở mỗi cấp học góp phần hình thành kĩ năng sống, và hoàn thiện nhân cách.
Các tài liệu Thực hành tâm lý học đường lớp 4 khác:
- Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 5
- Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 6
- Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 7
Ngoài Giáo án tâm lý học đường lớp 4: Chủ đề 8 trên, các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu lớp 4 khác như đề thi học kì 1 lớp 4 hay đề thi học kì 2 lớp 4 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các em học tốt!