Giáo án Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
Giáo án môn Sinh học lớp 12
Giáo án Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và những đặc trưng của quần thể về mặt di truyền.
- Nêu được khái niệm và cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen.
- Trình bày được những đặc điểm và sự di truyền trong quần thể tự phối.
2. Kĩ năng: Phát triển được năng lực tư duy lí thuyết và kĩ năng giải bài tập về cách tính tần số tương đối của các alen và kiểu gen.
3 Thái độ: Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
II. PHƯƠNG TIỆN: Bảng 16 SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan – hỏi đáp tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cơ bản |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các đặc trưng di truyền của quần thể. GV đưa ra VD về quần thể. Yêu cầu HS phân tích mối quan hệ giữa những con mối, đặc điểm sinh sản của chúng. Khái niệm quần thể? HS: Tái hiện lại kiến thức sinh học 10 để nêu được khái niệm và cho ví dụ. GV: Vốn gen là gì? - Thế nào là tần số alen? - Thế nào là tấn số kiểu gen? HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời. GV: Nêu một bài tập thí dụ khác để học sinh xác định tần số các alen và tần số các kiểu gen trong quần thể. HS: Vận dụng bài tập ví dụ SGK để trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần. GV: Yêu cầu học sinh trả lời lệnh SGK trang 69 mục II.1. Xác định thành phần tỉ lệ các KG của quần thể qua các thế hệ tự thụ phấn? HS: Lên bảng xác định tỉ lệ các loại KG. Lớp nhận xét, GV chỉnh sửa hoàn thiện kiến thức. + P: Aa x Aa -> F1: 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa F2: 3/8 AA: 1/4Aa: 3/8 aa -> F3: 7/16AA: 1/8Aa: 7/16aa. Nhận xét tần số của các alen và tần số các KG cây tự thụ phấn qua các thế hệ ? GV: Ở thế hệ thứ n thì cấu trúc DT của quần thể là như thế nào? AA= aa = 1- (1/2)n:2 Aa = (1/2)n. Khi n -> ∞ thì lim (1/2n) ->0 Lim [1- (1/2)n ] -> 1 GV: Quần thể giao phối gần là gì? Tại sao luật hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời kết hôn với nhau? HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời. |
I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ 1. Khái niệm quần thể. - Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau (quần thể giao phối). - Ví dụ: Những con mối sống trong tổ mối ở góc vườn. 2. Tần số tương đối của các alen và kiểu gen. - Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định. - Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở thời điểm nhất định. - Vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể: + Tần số alen của 1 gen được tính bằng tỉ lệ giữa số alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. + Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể. - VD : SGK II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN. 1. Quần thể tự thụ phấn. - Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn thay đổi theo hướng giảm dần tấn số kiểu gen dị hợp tử và tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp. - Công thức tổng quát. QT: xAA + yAa +zaa=1 Trong đó: x, y,z lần lượt là tần số của các kiểu gen: AA, Aa, aa. Nếu quần thể trên tự thụ phấn qua n thế hệ thì: - Tần số của alen AA: x + (y-y(1/2)n )/2 - Tần số của kiểu gen Aa: (½)n .y -Tần số của kiểu gen aa: z + (y-y(1/2)n )/2 2. Quần thể giao phối gần: - Ở các loài động vật, hiện tượng cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì gọi là giao phối gần (giao phối cận huyết) - Qua các thế hệ giao phối gần thì tần số kiểu gen dị hợp giảm dần và tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần. |
4. Củng cố:
- Quần thể là gì? Nêu các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học?
- Tần số tương đối của alen và KG là gì? Được xác định như thế nào?
- Đặc điểm của quần thể tự phối?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 5 SGK trang 83.
+ P: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. F1: 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa -> F2: 0,54AA: 0,12 Aa: 0,34aa. -> F3: 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa.
- Từ đó GV hướng dẫn HS xây dựng công thức tổng quát.
* Nếu quần thể ban đầu có tỉ lệ các loại KG là: xAA: yAa: zaa thì ở thế hệ thứ n ta có: AA = {x + [y-(1/2)n.y] : 2}; aa = {z + [y-(1/2)n.y] :2}; Aa = y. (1/2)n
5. Dặn dò:
- Ôn tập kiến thức dựa vào câu 1, 2, 3 ở SGK trang 70.
- Làm bài tập 4 SGK trang 70.