Giáo án Sinh 12 bài Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Giáo án “Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển”
Gồm các tài liệu tổng hợp một số kiến thức về Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển giúp học sinh biết được những khái niệm cơ bản về chu trình vật chất. Từ đó, nêu khái quát được các chu trình sinh địa hóa như: chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình nước. Bên cạnh đó, bài học còn giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức về sinh quyển và các dạng sinh quyển trên Trái Đất. Từ đó, giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để dạy và học tốt nhất cho quý thầy cô.
BÀI: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hóa.
- Nêu được nội dung chu trình cacbon, nitơ, nước.
- Nêu được khái niệm sinh quyển , các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận.
- Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Phương tiện dạy học
- Máy tính, máy chiếu đa phương tiện.
- PHT: Quan sát tranh 2 và đoạn phim mô phỏng 1: Chu trình sinh địa hóa cacbon. Thảo luận nhóm 2 phút hoàn thành PHT:
1. Hãy viết số thứ tự các mũi tên chỉ:
- Con đường Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào QX? Tên quá trình này?
- Cacbon trao đổi trong QX?
- Các con đường hoàn trả Cacbon vào môi trường vô cơ? Tên quá trình này?
2. Có phải tất cả lượng C của QXSV được trao đổi liên tục theo vòng toàn hoàn kín hay không?
Đáp án PHT:
Câu 1:
- Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: Khí cacbonic trong khí quyển được thực vật hấp thụ, thông qua quá trình quang hợp tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ có cacbon.
- Cacbon trao đổi trong quần xã: trong QX, hợp chất Cacbon trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn (trên cạn và dưới nước).
- Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường:
- Hô hấp của động – thực vật
- Phân giải của vi sinh vật.
- Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp.
Câu 2: Không phải tất cả lượng cacbon của QX được trao đổi liên tục theo vòng toàn hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửu…
- Các file ảnh tĩnh.
- Tranh 1. Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tư nhiên.
- Tranh 2. Chu trình cacbon .
- Tranh 3. Sơ đồ chu trình cacbon.
- Tranh 4. Chu trình nitơ.
- Tranh 5. Chu trình tuần hoàn nước trong tư nhiên.
- Tranh 6. Sơ đồ chu trình cacbon.
- Tranh 7. Sơ đồ chu trình nitơ
- Tranh 8. Khu sinh học trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các vùng trên trái đất.
- Tranh 9. Một số khu sinh học của Việt Nam.
- Các file ảnh động
- Phim 1: Chu trình sinh địa hóa cacbon.
- Phim 2: Chu trình sinh địa hóa nito.
- Phim 3: Chu trình sinh địa hóa nước.
- Phim 4: Rừng nhiệt đới.
III. Phương pháp dạy học chủ yếu
- PPTQ kết hợp vấn đáp tìm tòi.
- PP tổ chức hoạt động nhóm.
IV. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 5 phút)
- Câu 1: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh họa về 2 loại chuỗi thức ăn?
- Câu 2: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Quan sát một tháp sinh khối, có thể phân biệt được những thông tin nào sau đây?
a. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
b. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
c. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc.
d. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.