Giáo án môn Tin học lớp 12 bài 1
Giáo án môn Tin học 12
Giáo án môn Tin học lớp 12 bài 1: Một số khái niệm cơ bản được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 12 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 12 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết các vấn đề cần giải quyết trong bài toán quản lí và sự cần thiết có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
2. Kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGK Tin 12, Sách GV Tin 12, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK tin 12, vở ghi.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán quản lý (15 phút) GV: Theo em để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột nào? Gợi ý: Để đơn giản vấn đề cột điểm nên tượng trưng một vài môn VD: Stt, hoten, ngaysinh, giới tính, đoàn viên, toán, lý, hóa, văn, tin HS:Trả lời câu hỏi. Để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp ta cần cột Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, tổ, điểm toán, điểm văn, điểm tin... GV: (dùng bảng phụ minh họa H1 _SGK/4) |
1. Bài toán quản lí: - Bài toán quản lí là bài toán phổ biến trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Công tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng dụng của tin học. - Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các bảng biểu gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý. - Một trong những biểu bảng được thiết lập để lưu trữ thông tin về điểm của hs như sau: (Hình 1 _SGK/4)
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Tác dụng của việc quản lí điểm của học sinh trên máy tính là gì? -HS: Dễ cập nhật thông tin của học sinh, lưu trữ khai thác và phục vụ thông tin quản lí của nhà trường, ...
HS: Quan sát bảng phụ và chú ý nghe giảng.
|
Chú ý: - Hồ sơ quản lí học sinh của nhà trường là tập hợp các hồ sơ lớp. - Trong quá trình quản lí, hồ sơ có thể có những bổ sung, thay đổi hay nhầm lẫn đòi hỏi phải sửa đổi lại. - Việc tạo lập hồ sơ không chỉ đơn thuần là để lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác, nhằm phục vụ các yêu cầu quản lí cảu nhà trường. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức (30 phút) GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 1. Tạo lập hồ sơ đối tượng cần quản lý. 2. Cập nhật hồ sơ như thêm, xóa, sửa hồ sơ 3. Khai thác hồ sơ như tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, in ấn,… GV: Lấy ví dụ minh hoạ: - Chủ thể cần quản lí là học sinh, ... - ở hình 1, hồ sơ của mỗi học sinh là một hàng có 11 thuộc tính. - hồ sơ lớp dưới, kết quả điểm thi học kì các môn học, ... GV: Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập nhật để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng với thực tế. HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ
HS:- sắp xếp theo bảng chữ cái của tên học sinh, theo điểm của môn học nào đó... - Tìm họ tên hs có điểm môn Tin cao nhất - Xác định điểm cao nhất, thấp nhất môn Tin, - Danh sách HSG của lớp, ... GV: Mục đích cuối cùng của việc tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ là phục vụ hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch, ra quyết định xử lí công việc của người có trách nhiệm. VD: Cuối năm học, nhờ các thống kê, báo cáo vè phân loại học tập mà Hiệu trưởng ra quyết định thưởng cho những hs giỏi, ... |
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. Công việc thường gặp khi xử lí thông tin bao gồm: tạo lập, cập nhật và khai thác hồ sơ. a) Tạo lập hồ sơ: - Tùy thuộc nhu cầu của tổ chức mà xác định chủ thể cần quản lí - Dựa vào yêu cầu quản lí thông tin của chủ thể để xác định cấu trúc hồ sơ. - Thu thập, tập hợp thông tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định. b) Cập nhật hồ sơ: Một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ - Sửa chữa hồ sơ - Bổ sung thêm hồ sơ - Xóa hồ sơ. c) Khai thác hồ sơ: Khai thác hồ sơ gồm các công việc chính: - Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lí của tổ chức. - Tìm kiếm là việc tra cứu các thông tin thỏa mãn một số yêu cầu nào đó. - Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng.. - Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để tạo lập một bộ hồ sơ mới có Nội dung và cấu trúc khuôn dạng theo một yêu cầu nào đó. |