Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 7

Admin
Admin 29 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Tin học 10

Giáo án môn Tin học lớp 10 bài 7: Giao tiếp với hệ điều hành được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Đây sẽ là tài liệu giáo án điện tử lớp 10 hay giúp quý thầy cô soạn giáo án điện tử môn Tin học 10 nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết cách giao tiếp với hệ điều hành
  • Biết các thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống

2. Kĩ năng: Thực hiện một số thao tác xử lý tệp

3. Thái độ: Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực và thực hiện thao tác dứt khoát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hệ điều hành là gì? Em hãy nêu chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành?
  • Có mấy loại hệ điều hành? Mỗi loại có đặc điểm gì?

3. Nội dung bài mới:

NỘI DUNG GIẢNG DẠY

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

1. Nạp hệ điều hành

Để nạp hệ điều hành ta cần phải có:

+ Đĩa khởi động: Đĩa chứa chương trình phục vụ việc nạp hệ điều hành

+ Thực hiện một trong các thao tác sau: Bật nguồn hoặc khởi động lại máy

GV: Dẫn dắt học sinh vào bài

GV: Yêu cầu học sinh quan sát phông chiếu hoặc quan sát trực tiếp đĩa khởi động.

GV: Theo em có máy cách để nạp hệ điều hành?

Khi nào thì nạp hệ điều hành bằng cách bật nguồn?

Khi nào thì nạp hệ điều hành bằng cách khởi động lại (nhấn nút reset)

2. Cách làm việc với hệ điều hành

Có 2 cách giao tiếp với HĐH:

+ Sử dụng lệnh: Gõ câu lệnh (command)

+ Sử dụng các đề xuất do hệ điều hành đưa ra: Chọn trên bảng chọn, hộp thoại, nút lệnh, biểu tượng,..

* Sử dụng câu lệnh

- Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.

- Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.

* Sử dụng các đề xuất do HĐH đưa ra:

- Hệ thống sẽ chỉ ra những việc có thể thực hiện hoặc giá trị có thể đưa vào, người sd chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp.

- Bảng chọn có thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp cả văn bản với biểu tượng.

Để đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng phần lớn các hệ điều hành hiện nay đều sử dụng cách thứ 2 để giao tiếp với Hệ điều hành, vì nó có một số ưu điểm như sau:

+ Dễ dạng di chuyển con trỏ tới mục hoặc biểu tượng cần chọn

+ Thao tác đơn giản là nháy chuột

Ví dụ:

+ Xem nội dung tập tin trên ổ đĩa C bằng HĐH MS-DOS:

C:/> dir

+ Xem và tạo, xóa thư mục trên windows;

+ Sao chép, di chuyển tập tin trên windows

Người dùng thường xuyên giao tiếp với hệ điều hành trong quá trình làm việc, vậy để giao tiếp với hệ điều hành ta thực hiện bằng 2 cách

- Theo em cách nào được sử dụng thông dụng nhất hiện nay để giao tiếp với hệ điều hành? Vì sao?

Học sinh quan sát giáo viên thực hiện, ghi bài

3. Giao diện và các thành phần của Hệ điều hành Windows

- Sau khi hệ điều hành windows khởi động, màn hình giao tiếp đầu tiên của Windows xuất hiện và được gọi là màn hình nền (Desktop).

- Trên màn hình nền gồm các thành phần: Các biểu tượng hệ thống của windows, các lối tắt (Shortcut), các thư mục (Folder), thanh công việc (Taskbar).

4. Ra khỏi hệ thống

Start / Shutdown (Turn off) / xuất hiện hộp thoại Turn off computer

+ Standby: Tạm ngưng

+ Turn off: Tắt máy

+ Reset: Nạp lại hệ điều hành

Giáo viên thực hiện, yêu cầu Học sinh quan sát, ghi bài

Giáo viên giải thích các nút chọn


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất