Giáo án lớp 2 tuần 11 sách Kết nối tri thức

Admin
Admin 03 Tháng sáu, 2021

Giáo án lớp 2 theo chương trình mới năm 2021 - 2022

Giáo án lớp 2 tuần 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 tốt hơn.

Lớp: 2A...

Tuần: 11– Tiết: 51 + 52

Thứ........ ngày..... tháng…. năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Môn: TIẾNG VIỆT

Bài 11: Cái trống trường em

Tập đọc: Cái trống trường em

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:

* Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng các từ dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, đọc rõ ràng

một bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ.

- Hiểu và nắm được nội dung bài thơ Cái trống trường em; nhận biết được các sự việc trong bài thơ. Hiểu được tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường.

* Phẩm chất, năng lực

- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ); phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui đến trường.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

+ Đặc điểm VB thơ (thể thơ, ngắt nhịp trong dòng thơ, vần trong khổ thơ).

+ Nắm được cách thể hiện đặc điểm nhân vật theo lối nhân hoá để bày tỏ tình cảm nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè thân thiết của HS sau ba tháng nghỉ hè.

2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...

III. Các hoạt động dạy và học:

TG

ND các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1 – LUYỆN ĐỌC

3’

2’

* Ôn bài cũ

1. Khởi động

* Giới thiệu bài

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.

- GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ các thời điểm có tiếng trống trường và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) như sau:

+ Nói thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường

+ Vào từng thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì?

+ Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó?

+ Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh hoạ, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào?

-GV nhận xét kết nối bài mới: Bài thơ Cái trống trường em là bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với cái trống trường mà cô muốn giới thệu cho các em trong tiết học TV hôm nay.

- GV ghi đề bài: Cái trống trường em.

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nhắc lại tên bài học trước:

Thời khóa biểu.

- 1-2 HS nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- Trao đổi theo cặp nội dung câu hỏi của GV.

+ Đầu buổi học, khi hết giờ ra chơi, khi hết giờ học.

-HS cần vào lớp để tiếp tục học tập, HS tạm dừng việc học để ra chơi.

+ vui vẻ, tiếc nuối, vội vàng,...

+ ngày khai trường.

- HS các nhóm lần lượt nêu câu trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.

2’

1’

20’

5’

2’

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

b. Chia đoạn

c. Đọc đoạn

d. Đọc toàn văn bản

* Củng cố

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong VB, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ

- GV HD HS chia đoạn.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV cùng HS thống nhất.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp.

- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS để giải thích.

- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ tưng bừng.

- GV hướng dẫn HS một số cách đọc cụ thể:

• Đọc câu Buồn không hả trống với giọng thân mật, thiết thay đọc câu Nó mừng vui quá! với giọng mừng rỡ, phấn khởi.

• Ngắt nhịp câu thơ Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! theo đúng nhịp trống.

- GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2.

- GV cho luyện đọc nối tiếp theo nhóm.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- Gọi HS đọc toàn bài thơ.

- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

- HS nêu: có 4 khổ thơ.

- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.

- HS đọc nối tiếp lần 1.

- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.

+ VD: liền, trống, trường, lặng im, ngẫm nghĩ,...

- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).

- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.

+ ngẫm nghĩ: nghĩ đi, nghĩ lại kĩ càng.

+ giá (giá trống): đồ dùng bằng gỗ để đặt trống lên trên.

+ tưng bừng: quang cảnh, không khí) nhộn nhịp, vui vẻ.

- VD: Ngày Quốc khánh 2/9 ở quê em tưng bừng cờ và hoa.

- HS luyện đọc thể hiện giọng đọc theo nội dung câu thơ như HD.

- HS cùng GV nhận xét góp ý.

- HS đọc nối tiếp (lần 2-3)

- Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ trong nhóm (như 4 HS đã làm mẫu trước lớp).

- HS góp ý cho nhau.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.

- 1 - 2 HS đọc toàn bài.

- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI

3’

12’

7’

11’

2’

* Ôn tập và khởi động

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

Câu 2.. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

Câu 3. Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một người bạn?

Câu 4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

4. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ

5. Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1. Chọn từ ngữ nói về trống trường như nói về con người.

Câu 2. Nói và đáp:

a. Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường.

b. Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè

* Củng cố, dặn dò

- GV tổ chức cho vận động theo bài tập thể dục buổi sáng.

- GV cho HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi.

- GV hỏi:

+ Khổ thơ nào nói đến những ngày hè?

- GV cho HS làm việc nhóm, thảo luận câu hỏi:

+ Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè đó?

- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã trao đổi tích cực để tìm được đáp án đầy đủ.

- GV và HS thống nhất đáp án. (Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh.)

- GV nêu câu hỏi 2.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV có thể mở rộng câu hỏi: Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu mang lại cảm xúc gì? (tưng bừng)

- GV mời 1 số HS trả lời.

- GV cùng HS nhận xét, góp ý.

- GV cho HS làm việc cá nhân và nhóm.

- GV lưu ý HS tìm từ ngữ xưng hô giữa bạn bè với nhau được xuất hiện trong khổ nào của bài thơ (từ bọn mình).

- GV và HS nhận xét.

- GV cho HS đọc câu hỏi 4.

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Bạn HS rất gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn.)

- GV cho HS phát biểu trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GVHD HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

- GV cho HS đọc câu hỏi 1.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm.

- GV và HS thống nhất đáp án. (ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn)

- GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu.

- GV mời 1 - 2 HS đóng vai nói trước lớp. - Cặp/ nhóm, luân phiên đóng vai nói và đáp lời tạm biệt.

+ GV bao quát lớp và hỗ trợ HS nếu có khó khăn.

- GV mở rộng, hướng dẫn HS đóng vai trống nói lời đáp. (VD: Chào bạn, mình cũng mong sẽ sớm gặp lại nhau,...)

- GV hướng dẫn cả lớp thực hiện yêu cầu: luân phiên nói trong nhóm.

- GV mở rộng yêu cầu: Nói và đáp lời tạm biệt thầy cô khi tan học; Nói và đáp lời tạm biệt ông bà khi ông bà về quê;...

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

* HS vận động theo nềnnhạc bài Tập thể dục buổi sáng.

- Lớp trưởng điều hành lớp thực hiện.

- 1-2 HS đọc lại bài.

- HS trả lời: Khổ thơ 1.

- Lớp đọc thầm khổ 1 của bài thơ để tìm câu trả lời.

- HS làm việc nhóm:

+ Từng HS đọc thầm lại bài thơ để trả lời câu hỏi 1 (khổ thơ 1 và 2).

+ Từng HS tìm các chi tiết kể về trống trường trong khổ thơ 1 và 2.

+ Từng HS trong nhóm nêu ý kiến, các bạn góp ý, bổ sung để có đáp án hoàn chỉnh.

- Đại diện các nhóm nêu đáp án trước lớp.

+ Cả lớp nhận xét.

- HS làm việc nhóm:

+ HS đọc lại khổ cuối để tìm ý trả lời.

+ Trao đổi trong nhóm và góp ý cho nhau.

+Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

- HS lên chia sẻ.

- Các nhóm nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài thơ.

- HS làm việc cá nhân:

+ Đọc thầm lại cả bài thơ.

+ Trao đổi về khổ thơ đúng yêu cầu của câu hỏi. GV và HS chốt đáp án. (khổ 2)

- HS làm việc nhóm:

+ Từng HS tìm các chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm của bạn HS (cách xưng hô của bạn HS với trống, cách bạn HS coi trống như con người,...).

+ Từng HS gọi tên tình cảm của bạn HS trong bài thơ.

+ Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý.

- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi.

- 1-2 HS đọc lại toàn bài thơ.

- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mà mình yêu thích theo HD của GV.

- HS lên thi đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà mình yêu thích.

- HS cùng GV nhận xét, góp ý.

- Lớp đọc thầm bài thơ.

- HS trao đổi trong nhóm, bổ sung cho nhau để có đáp án đúng và loại bỏ đáp án sai.

- Cả lớp:

+ Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung nếu cần thiết.

- HS luân phiên đóng vai để nói lời tạm biệt và đáp lời tạm biệt.

- Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý cho nhau.

- Làm phong phú lời tạm biệt bằng cách thêm các lời hứa hẹn về sự gặp mặt, hoặc dặn dò,... (VD: Chào trống nhé, chúng mình sẽ gặp nhau sớm thôi; Tạm biệt bạn trống, hết hè gặp lại nhé; Chào trống, nghỉ hè trống đừng buồn nhé,...)

- HS hoạt động cặp/ nhóm luân phiên thực hành nói và đáp lời tạm biệt bạn bè.

- Nhóm nhận xét, góp ý cho nhau.

- Một số HS lên đóng vai trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, góp ý.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Còn tiếp, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ.

Ngoài Giáo án lớp 2 tuần 11 sách Kết nối tri thức trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

Giáo án lớp 2 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!