Giáo án Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Admin
Admin 30 Tháng sáu, 2015

Giáo án Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế Đại số 9

Giáo án Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế cung cấp kiến thức giúp học sinh biết cách biến đổi hệ phương trình bằng quy tắc thế, nắm vững cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế. Mời quý thầy cô tham khảo để soạn cho mình một giáo án giảng dạy tốt hơn.

Bài giảng Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

§3. GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ

A. MỤC TIÊU:

  1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng quy tắc thế.
  2. Về kỹ năng: HS cần nắm vững cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế.
  3. Về tư duy - thái độ: HS không bị lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt (hệ vô nghiệm hoặc hệ có vô số nghiệm).

B. CHUẨN BỊ CUẢ THẦY VÀ TRÒ:

  1. GV: Bảng phụ ghi sẵn qui tắc thế, chú ý mẫu một số hệ phương trình.
  2. HS: Bảng phụ nhóm, bút dạ. Giấy kẻ ô vuông.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi mở – Vấn đáp

D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

  1. Ổn định lớp: 9A: ..../.... 9B: ..../.....
  2. Kiểm tra bài cũ:
  3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Kiến thức cơ bản cần nắm vững

1. Quy tắc thế:

GV: Giới thiệu quy tắc thế gồm 2 bước thông qua ví dụ 1.

? Từ PT (1) hãy biểu diễn x theo y.
HS: x = 3y + 2
? Thay x = 3y + 2 vào PT (2) ta được PT nào?

HS: Ta được PT một ẩn y: -2(3y + 2) + 5y = 1

GV: Vậy từ một PT trong hệ ta biểu diễn ẩn nay qua ẩn kia rồi thay vào PT còn lại để được một PT mới chỉ còn một ẩn.

? Dùng PT (1') thay cho PT (1)
(2') thay cho PT (2). Ta được hệ PT nào.
HS: Ta được hệ PT:

? Hệ mới có quan hệ như thế nào với hệ (I).
HS: Tương đương với hệ (I).
? Hãy giải hệ PT mới.

HS: Thực hiện giải PT một ẩn.

GV: Cách giải hệ PT như trên là giải hệ PT bằng phương pháp thế.

? Hãy nêu các bước giải hệ PT bằng phương pháp thế.

GV: Ở bước 1 ta cũng có thể biểu diễn y theo x.

Áp dụng:

GV: Yêu cầu HS giải hệ PT ở ví dụ 2 bằng phương pháp thế.
? Hãy biểu diễn y theo x rồi thế vào PT còn lại.
HS: Thực hiện giải hệ PT theo hai bước.

GV: Cho HS quan sát lại minh hoạ bằng đồ thị=> Cách nào cũng cho ta kết quả chung nhất về nghiệm của hệ PT.

GV: Cho HS làm tiếp ?

Một HS lên bảng làm.

GV: Theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- Cho HS đọc chú ý SGK/14.
HS: Đọc to chú ý.

GV: Hệ vô nghiệm hoặc vô số nghiệm khi quá trình giải xuất hiện PT có hệ số của hai ẩn đều bằng 0.

- Cho HS đọc ví dụ 3 SGK/14.
HS: Đọc VD3 SGK/14.

- Minh hoạ VD3 bằng hình học.

Gọi một HS lên bảng giải bằng phương pháp thế, một HS minh hoạ hình học.

1. Quy tắc thế:

*Quy tắc: SGK/13

+VD1:
Xét hệ phương trình:

(I) x-3y=2 (1)

-2x+5y=1 (2)

-Từ (1) => x=3y+2 (1') thế vào phương trình (2) ta có:
-2(3y+2)+5y =1 (2')

-Ta có: (I) x=3y+2

-2(3y+2)+5y=1

<=> x=3y+2 <=> x=-13, y=-5

y=-5

Vậy hệ (I) có nghiệm duy nhất:
(-13 ;-5)


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!