Giáo án Định luật Cu lông

Admin
Admin 13 Tháng năm, 2015

Giáo án Vật lý 11 bài “Điện tích - Định luật Cu lông” mà hệ thống giáo án điện tử Tìm Đáp Án giới thiệu dưới đây bám sát kiến thức, kỹ năng và những quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Vật lý 11, giúp học sinh hiểu được: Điện tích là gì? Có mấy loại điện tích? Định nghĩa được điện tích điểm.... đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy vai trò chủ thể năng động sáng tạo của mỗi học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về sử dụng cho buổi lên lớp của mình.

Giáo án bài “Điện tích - Định luật Cu lông”

Giáo án Vật lý nâng cao bài Mắt

Giáo án bài Phản xạ toàn phần

Bài 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU LÔNG

I. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức

  • Trả lời được câu hỏi: Dấu hiệu của vật bị nhiễm điện? Điện tích là gì? Có mấy loại điện tích?
  • Biết được hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
  • Định nghĩa được điện tích điểm.
  • Phát biểu được định luật Cu lông.
  • Biết được hằng số điện môi và ý nghĩa của nó.

2. Kỹ năng

  • Làm cho vật tích điện bằng cách cọ xát.
  • Vận dụng định luật Cu lông để làm các bài toán đơn giản.

3. Thái độ

  • Có thái độ thích thú với việc nghiên cứu các hiện tượng về điện.
  • Tinh thần ham học hỏi để đạt được kiến thức cần thiết.
  • Thấy được trách nhiệm của mình cần học tốt bộ môn Vật lý.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

  • 1 Điện nghiệm.
  • Thanh nhựa và mảnh vải lụa.
  • Phiếu học tập.
  • Tranh vẽ cân xoắn Cu lông.

2. Học sinh

  • Sách giáo khoa Vật lý 11.
  • Các kiến thức về điện được học ở lớp 7.
  • Vài mẫu giấy vụn.
  • Bảng phụ.

III. Tiến trình dạy học.

1 . Hoạt động 1: Ổn định trật tự lớp. Giới thiệu nội dung chương trình. (5 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên

- Giáo viên ổn định trật tự lớp.

- Nắm sĩ số lớp.

- Giáo viên bắt đầu bằng việc giới thiệu chương trình Vật lý 11: Các kiến thức chính, số tiết/ tuần, sách giáo khoa và sách bài tập cần thiết.

- Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập Vật lý trong cuộc sống.

- Nhanh chóng ổn định trật tự, sẵn sàng để học tập.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật, điện tích, điện tích điểm&tương tác điện. (10 phút).

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu cả lớp chuẩn bị một số mảnh giấy vụn. (lưu ý học sinh giữ vệ sinh lớp học). Đưa cây bút lại gần các mảnh giấy vụn đó. Dùng bút bi của mình cọ sát lên tóc của mình. Tiếp đó, đưa lại gần các mảnh giấy vụn. Sau đó các con hãy rút ra nhận xét.

- Kết luận chung: Các vật bị cọ xát có thể bị nhiễm điện khi đó chúng có thể hút các vật nhẹ.

- Các con có biết cách nào đơn giản mà nhận biết vật bị nhiễm điện nữa hay không?

- Giáo viên làm thí nghiệm cọ xát thanh nhựa và lụa sau đó đưa đến thử bằng điện nghiệm.

- Vì sao lá điện nghiệm xòe ra?

- Còn có những cách nào làm cho các vật nhiễm điện nữa không?

- Như các con đã biết:

  • Có hai loại điện tích là (-) và (+).
  • Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
  • Hai điện tích trái dấu thì hút nhau.

Để đơn giản trong nghiên cứu về tương tác điện người ta đưa ra khái niệm điện tích điểm. Tương tự như trong cơ học có chất điểm bạn nào có thể định nghĩa được điện tích điểm?

- Làm theo yêu cầu.

- Rút ra nhận xét: Cái bút đã nhiễm điện nên nó có khả năng hút các vật nhẹ.

- Dùng điện nghiệm có thể nhận biết được.

- Vì hai lá điện nghiệm nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau.

- Có 3 cách: cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.

- Điện tích điểm là vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng tới điểm mà ta xét.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!