Giáo án Công nghệ 8 bài 8 + 9: Khái niệm về hình cắt - Bản vẽ chi tiết theo CV 5512

Admin
Admin 15 Tháng mười một, 2021

TimDapAnxin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 8 + 9: Khái niệm về hình cắt - Bản vẽ chi tiết được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- Biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, khái niệm và công dụng của hình cắt.

- Biết được các nội dung của bản vẽ chi tiết và cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.

- Tìm hiểu cấu tạo của vật thể phức tạp cần hình cắt.

- Học sinh nắm được nội dung của bản vẽ chi tiết.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, thực hành, tư duy.

3- Về phẩm chất: Cẩn thận, nghiêm túc, chăm chú nghe giảng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:

- Tranh vẽ các hình của bài.

- Vật mẫu: Quả cam, mô hình ống lót (Hình trụ rỗng).

2- Học sinh: Xem bài trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

Nội dung: hoạt động cá nhân

Sản phẩm: Học sinh trả lời: Bằng cách vỗ thấy bộp, hay bằng cách bổ ra

Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi:

? Có cách nào để mua được quả dưa hấu ngon không?

HS trả lời:

GV nhận xét, giới thiệu bài: Bản vẽ kỹ thuật (BVKT) rất đa dạng nội dung và phong phú hình để thể hiện đầy đủ vật thể cần nắm 1 số kỹ thuật của BVKT.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV-HS

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung:5’

1. Mục tiêu: Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.

2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Muốn biết được cấu tạo bên trong của quả Cam, cơ thể con người ta phải làm thế nào ?

- Để diễn tả các kết cấu bên trong của lỗ rỗng các chi tiết máy trên BVKT người ta phải dùng phương pháp cắt vật.

- GV trình bày cách thể hiện hình cắt (Hình 8.2 SGK)

- Thế nào là hình cắt?

- Nó dùng để làm gì?

- GV kết luận và nêu cách thể hiện phần bị cắt.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Ta phải cắt đôi quả cam hay mổ cơ thể người.

- Quan sát GV nghe cách thể hiện hình cắt kết hợp hình 8.2.

- Suy nghĩ trả lời (Đọc qua SGK).

- HS ghi bài vào vở.

I. Khái niệm về hình cắt:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.

- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

- Chú ý: Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết 

1. Mục tiêu: Biết được các nội dung của bản vẽ chi tiết

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- BVCT là gì? gồm những nội dung gì? phân tích bản vẽ lót H9.1 để hiểu rõ hơn các nội dung của BVCT.

- Nhìn vào hình H9.1 bản vẽ ống lót gồm những hình gì?

- Hai hình này cho ta biết được gì của vật?

- Hình biểu diễn cho ta biết các kích thước nào của vật?

- Nếu bản vẽ không có kích thước thì có ảnh hưởng gì?

- Yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ là gì?

- Khung tên thể hiện nội dung gì?

- Thế nào là bản vẽ chi tiết, công dụng

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Tham khảo tài liệu trả lời.

- Hình cắt (Vị trí hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh)

- Biết được hình dạng bên trong và ngoài của vật.

- Chiều dài, đường kính ngoài và đường kính lỗ.

- Không tạo được vật theo yêu cầu.

- Gồm các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt …

- Tên gọi, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu, cơ sở thiết kế …

- HS trả lời theo nội dung SGK

II - BẢN VẼ CHI TIẾT:

1- Nội dung của bản vẽ chi tiết:

- Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy.

- Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm:

+ Hình biểu diễn.

+ Kích thước.

+ Yêu cầu kỹ thuật.

+ Khung tên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công dụng: Dùng để chế tạo, sửa chữa và kiểm tra.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết: 8’

1. Mục tiêu: Biết đọc được các nội dung của bản vẽ chi tiết

2. Nội dung: Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Để đọc được bản vẽ chi tiết cần phải hiểu rõ nội dung trên bản vẽ.

- Yêu cầu HS quan sát bảng H9.1 SGK.

- GV hướng dẫn HS cách đọc bản vẽ ống lót theo trình tự.

- Lưu ý: Đặt câu hỏi nhỏ để HS trả lời theo nội dung hình H9.1 SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Quan sát bảng 9.1 ở SGK.

- Tìm hiểu trình tự đọc

- Trả lời câu hỏi của GV.

2- Đọc bản vẽ chi tiết:

Đọc theo trình tự:

- B1: Khung tên.

- B2: Hình biểu diễn.

- B3: Kích thước.

- B4: Yêu cầu kỹ thuật.

- B5: Tổng hợp.

+ Để nâng cao kỹ năng đọc bản vẽ chi tiết cần luyện tập nhiều cách đọc.

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 4’

Mục tiêu: củng cố kiến thức của HS về hình cắt và bản vẽ chi tiết.

Nội dung: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

Chọn đáp án đúng:

1. Hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt gọi là

  1. hình chiếu
  2. hình cắt
  3. mặt phẳng cắt
  4. Cả A, B, C đều sai

2. Hình cắt dùng để làm gì?

  1. Dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể
  2. Dùng để biểu diễn hình dạng bên ngoài của vật thể
  3. Dùng để biểu diễn phần vật thể bị cắt
  4. Dùng để biểu diễn phần vật thể còn lại

* Kết quả sản phẩm: 1. B; 2. A

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 4’

Mục tiêu: nắm vững kiến thức về hình cắt và bản vẽ chi tiết từ đó có thể vận dụng vào thực tế.

Nội dung: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hãy lấy ví dụ về hình cắt mà em biết .

=> Từ đó rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của hình cắt?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

Giáo án Công nghệ 8 

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Từ mô hình và hình vẽ của ống lót, hiểu khái niệm hình cắt, nắm được công dụng của hình cắt.
  • Nắm được nội dung cơ bản của bản vẽ chi tiết.

2. Kĩ năng:

  • Rèn luyện trí tưởng tượng về không gian.
  • Đọc được một số bản vẽ chi tiết cơ bản.

3. Thái độ:

  • Nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Tranh vẽ hình cắt, vật mẫu: quả cam, ống lót. Nội dung bản vẽ chi tiết.

2. HS: Xem trước bài ở nhà. Kẽ bản vẽ chi tiết.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

8A1:……………………………………………………….

8A2:……………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS?

3. Đặt vấn đề: (1 phút) Ở chương trước ta đã học về vai trò của bản vẽ kĩ thuật, vậy bản vẽ kĩ thuật là gì? Và thế nào là hình cắt? Để hiểu được vấn đề này ta cùng vào bài hôm nay.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình cắt: (10 phút)

- Suy nghĩ và đưa ra vấn đề (cắt quả cam).

 

- Quan sát, trả lời câu hỏi.

 

 

 

- Biểu diễn phần sau của mặt phẳng cắt.

- Biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

- Phân biệt qua đường gạch chéo.

- Để biết hình dạng bên trong của quả cam chúng ta làm như thế nào?

- Cho HS xem mô hình ống lót và chi tiết hình cắt ống lót (giới thiệu mặt cắt).

Giáo án Công nghệ 8 bài 8 + 9: Khái niệm về hình cắt - Bản vẽ chi tiết

+ Hình cắt ống lót biểu diễn như thế nào?

+ Công dụng của hình cắt?

+ Làm thế nào phân biệt hình cắt và hình chiếu?

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết: (15 phút)

- Theo dõi.

 

- Lắp ráp các phần tử (chi tiết).

 

- Chế tạo chi tiết dựa vào bản vẽ chi tiết.

- Nêu các nội dung bản vẽ chi tiết.

- HS chú ý lắng nghe.

- Đưa ra ví dụ từ đó dẫn HS đi đến các khái niệm qua các câu hỏi.

+ Để có một chiếc máy hoàn chỉnh chúng ta làm như thế nào từ các phần tử nhỏ?

+ Để có các phần tử nhỏ đó chúng ta phải dựa vào đâu?=> giới thiệu.

- Như vậy bản vẽ chi tiết gồm có nội dung gì?

+ GV lưu ý hình biểu diễn: hình cắt, hình chiếu.

Hoạt động 3: Đọc bản vẽ chi tiết: (15 phút)

- Đọc BVCT theo hướng dẫn của GV.

 

- Trả lời câu hỏi của GV.

- HS trình bày cá nhân.

- Theo dõi ví dụ.

- Hướng dẫn HS tiến hành đọc bản vẽ chi tiết theo trình tự mẫu 9.1 SGK?

- Bản vẽ chi tiết đọc theo mấy bước đó là những bước nào?

- Nội dung của từng bước đọc những gì?

- Hãy đọc ví dụ với bản vẽ chi tiết ống lót?

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Học sinh trả lời các câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân.

- Lắng nghe dặn dò.

 

- Đọc trước bài 10.

- Nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết?

- Cho ví dụ và y/c HS tiến hành đọc bản vẽ chi tiết?

- Học thuộc ghi nhớ SGK.

- Nghiên cứu kĩ phần trình tự đọc bản vẽ chi tiết

- Chuẩn bị bài tiếp theo bài 10 SGK.

5. Ghi bảng:

I . Hình cắt:

  • Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
  • Hình cắt dùng biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
  • Phần vật thể bị mặt phẳng cắt đi qua vẽ bằng nét gạch chéo.

Giáo án Công nghệ 8 bài 8 + 9: Khái niệm về hình cắt - Bản vẽ chi tiết

II. Nội dung bản vẽ chi tiết :

- Mỗi chiếc máy đều được cấu tạo từ nhiều chi tiết nhỏ có cấu tạo, chức năng khác nhau.

- Các chi tiết được chế tạo dựa vào bản vẽ chi tiết.

*Hình biểu diễn: Gồm hình cắt, mặt cắt...biểu diễn hình dạng và kết cấu của chi tiết.

*Kích thước: Biểu diễn tất cả các kích thước của chi tiết.

*Yêu cầu kĩ thuật: Chỉ dẫn về gia công ...thể hiện chất lượng của sản phẩm.

*Khung tên: Bao gồm những nội dung: tên gọi, vật liệu, tỉ lệ...

III. Trình tự đọc bản vẽ kĩ thuật:

Trình tự đọc

Nội dung cần hiểu

Ví dụ cụ thể

 

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết.

- Vật liệu.

- Tỉ lệ.

- Ống lót.

- Thép.

- 1:1

2. Hình biểu diễn.

- Tên gọi hình chiếu.

- Vị trí hình cắt.

- HCC.

- Cắt ở hình chiếu đứng

 

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết.

- Kích thước các phần của chi tiết.

- Φ28, 30, đường kính ngoài Φ28

- Đường kính lỗ Φ26

- Dài 30

4. Yêu cầu kĩ thuật.

- Gia công.

- Xử lý bề mặt.

- Làm tù cạnh.

- Mạ kẽm.

5. Tổng hợp

- Mô tả hình dạng, cấu tạo.

- Công dụng của chi tiết.

- Trụ tròn.

- Dùng lót giữa các chi tiết.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 8 + 9: Khái niệm về hình cắt - Bản vẽ chi tiết theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm