Giáo án Công nghệ 8 bài 26: Mối ghép tháo được theo CV 5512
Giáo án Công nghệ 8 bài 26: Mối ghép tháo được được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- Biết được cấu tạo, đặc điểm của một số mối ghép tháo được thường gặp.
- Biết ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.
2- Về năng lực: Phát triển kỹ năng biết cách tháo lắp và tìm hiểu trong thực tế.
3- Về phẩm chất: Có thái độ liên hệ và tìm hiểu thực tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- Giáo viên: SGK, SGV, các mẫu vật như mối ghép bulông, mối ghép đinh vít và tranh vẽ H.26.1; H.26.2.
2- Học sinh: SGK, ôn tập kiến thức liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’
Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.
Nội dung: - Hoạt động nhóm
Sản phẩm: Phiếu học tập.
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
?Liệt kê những mối ghép trên xe đạp.
- Y/c: Hoạt động nhóm.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Dự kiến sản phẩm: Mối ghép bằng bu lông, đai ốc, mối ghép bằng ren, mối ghép bằng hàn.....
*Đại diện nhóm lên bảng viết báo cáo kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, ý kiến.
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV – HS |
Sản phẩm dự kiến |
Hđ 1: Tìm hiểu về mối ghép bằng ren: 20’ 1. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng ren. 2. Nội dung: - Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm: - Ghi vào phiếu học tập nhóm. 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: Hoạt động nhóm. quan sát h26.1 mô tả cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng ren ghi vào phiếu học tập nhóm. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh thảo luận nhóm. ? Trong các mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau? ? Nêu các đặc điểm và ứng dụng của các loại mối ghép trên ? - Dự kiến sản phẩm: + Mối ghép bu lông + Mối ghép vít cấy + Mối ghép đinh vít - Đặc điểm: đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp. - Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. - Đối với các chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn người ta dùng mối ghép vít cấy. - Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. + Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Ý kiến bổ sung. - GV chốt kiến thức. - H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi. - GV nhấn mạnh về các mối ghép: Hđ 2: Tìm hiểu về mối ghép bằng then và chốt: 10’ 1. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng then, chốt. 2. Nội dung: - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm: - Ghi vào vở 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: Hoạt động cặp đôi quan sát vật thật và h26.2 mô tả cấu tạo, đặc điểm ứng dụng ghi vào vở. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh thảo luận cặp đôi. - Dự kiến sản phẩm: a. Cấu tạo của mối ghép (Sgk/tr 91) - Mối ghép bằng then: được đặt trong rãnh then. - Mối ghép bằng chốt: đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. b. Đặc điểm và ứng dụng - Mối ghép: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém. - Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích... để truyền chuyển động quay. - Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc truyền lực theo phương đó + Báo cáo kết quả: - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. - Ý kiến bổ sung. - GV chốt kiến thức. - H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi. - GV nhấn mạnh về các mối ghép: |
1. Mối ghép bằng ren a. Cấu tạo mối ghép - Mối ghép bằng ren có ba loại chính là: + Mối ghép bu lông + Mối ghép vít cấy + Mối ghép đinh vít - Tùy theo mục đích sử dụng mà ta có thể chọn một trong ba kiểu mối ghép trên b. Đặc điểm và ứng dụng - Đặc điểm: đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp. - Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. - Đối với các chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn người ta dùng mối ghép vít cấy. - Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
2. Mối ghép bằng then và chốt a. Cấu tạo của mối ghép (Sgk/tr 91) - Mối ghép bằng then: được đặt trong rãnh then. - Mối ghép bằng chốt: đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. b. Đặc điểm và ứng dụng - Mối ghép: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém. - Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích... để truyền chuyển động quay. - Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc truyền lực theo phương đó. |
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
Nội dung: HS làm bài tập mà Gv giao cho (HĐ cá nhân).
Sản phẩm: Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở
Tổ chức thực hiện:
Cho học sinh làm bài. Hãy chọn câu trả lời đúng:
1. Các khớp động thường gặp là?
- Khớp tịnh tiến
- Khớp quay
- Khớp cầu
- Cả A, B, C đều đúng.
2. Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo khớp quay?
- Ổ trục
- Vòng chặn
- Bạt lót
- Trục
3. Khớp ở giá gương xe máy là khớp gì?
- Khớp quay
- Khớp tịnh tiến
- Khớp cầu
- Khớp vít
4. Bản lề cửa là khớp gì?
- Khớp quay
- Khớp tịnh tiến
- Khớp cầu
- Khớp vít
Đáp án: 1.D; 2.B, 3.C, 4.A
D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5’
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi; Nhận biết được các loại mối ghép tháo được trong thực tế.
Nội dung: Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho (HĐ cá nhân); Học sinh tìm các sản phẩm cơ khí trong nhà mình có sử dụng mối ghép tháo được (HĐ cá nhân).
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
? Trong xe đạp của em, khớp nào thuộc khớp quay?
- Về nhà tìm hiểu thêm về các loại mối ghép động và tìm các đồ vật trong nhà có sử dụng mối ghép động.
Giáo án Công nghệ 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng mối ghép tháo được.
2. Kĩ năng: - Quan sát và rút ra kết luận, vận dụng trong thực tế.
3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Mối ghép bulông - đai ốc, chốt, then và các hình vẽ liên quan (hình 26.2)
2. HS: - Ốc vít, chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
8A1:…………………………………………………………….
8A2:…………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Phân loại các loại mối ghép đã học?
- Đặc điểm, phân loại các mối ghép không tháo được và ứng dụng chủ yếu của nó?
3. Đặt vấn đề: (2 phút) - GV cho HS quan sát một số mối ghép cho HS dự đoán từ đó GV đề xuất vấn đề vào bài mới.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TRỢ GIÚP CỦA GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren: (20 phút) |
|
- Quan sát và trả lời câu hỏi sau SGK: + Mối ghép bu lông: Bulông, đai ốc,vòng đệm, chi tiết được ghép. + Mối ghép vít cấy: Vít cấy đai ốc, vòng đệm, chi tiết được ghép. + Mối ghép đinh vít: Đinh vít đai ốc, vòng đệm, chi tiết được ghép. - Thu thập thông tin.
- Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng, ta có biện pháp: + Dùng vòng đệm hãm vòng đệm vênh. + Dùng đai ốc cộng (đai ốc khóa): Vặn thêm đai ốc phụ sau đai ốc chính. + Dùng chốt chẻ cài ngang qua đai ốc …. - Tháo các mối ghép ren, nêu tác dụng của từng chi tiết trong mối ghép và phương pháp lắp ghép. - Nêu được phạm vi sử dụng, nêu được các nguyên nhân mòn ren ….hư ren …
- HS trả lời câu hỏi của GV. |
- Cho hs quan sát 3 mối ghép bằng ren (h.26.1 SGK) sau đó cho các em quan sát vật thật và y/c hs trả lời câu hỏi sau SGK (cần chú ý trong SGK phần màu vàng là ren lỗ)?
- Về mặt cấu tạo GV cần lưu ý cho h/s hiểu các danh từ vít, đai ốc theo nghĩa rộng (Chẳng hạn có thể coi là cổ lọ mực là vít, nắp là đai ốc) - Lực tự xiết do ma sát của mặt ren của vít và đai ốc. Biến dạng đàn hồi càng lớn thì lực tự siết càng lớn. - Có thể mở rộng kiến thức SGK bằng cách đặt câu hỏi về tác dụng của vòng đệm trong mối ghép bằng ren (để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng, ta có biện pháp gì?)
- Hướng dẫn học sinh tháo các mối ghép ren, nêu tác dụng của từng chi tiết trong mối ghép và phương pháp lắp ghép. - Từ ba mối ghép y/c hs nêu được phạm vi sử dụng, nêu được các nguyên nhân mòn ren ….hư ren … - Cho hs nêu cách bảo quản ren? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then và bằng chốt chốt: (15 phút) |
|
- Quan sát hình 26.2 SGK - Tìm hiểu vật được ghép bằng then, bằng chốt trong thực tế. - Mối ghép bằng then: Then được cài trong rãnh then của hai chi tiết được ghép. - Mối ghép bằng chốt: Chốt được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. - Hoàn thành phần cấu tạo của then và chốt như trong SGK - Then được cài trong lỗ nằm dọc ở hai mặt phân cách của hai chi tiết, còn chốt cài trong lỗ xuyên ngang lỗ mặt phân cách của chi tiết được ghép. - Đơn giản, dễ tháo lắp, chịu lực kém.
-Mối ghép bằng then dùng để truyền chuyển động quay. -Mối ghép bằng chốt dùng hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc truyền lực theo phương đó. |
- Cho hs quan sát hình 26.2 SGK? - Cho hs tìm hiểu vật được ghép bằng then, bằng chốt trong thực tế. - Mối ghép bằng chốt gồm những chi tiết nào? nêu hình dáng của then và chốt
- Cho hs hoàn thành phần cấu tạo của then và chốt như trong SGK? - GV tiến tháo mối ghép bằng then và bằng chốt Và cho học sinh phát biểu sự khác biệt của mối ghép bằng chốt và mối ghép bằng then?
-Từ cấu tạo mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt GV, cho học sinh trả lời về ưu nhược của mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt? - Hãy nêu phạm vi sử dụng mối ghép bằng then và mối ghép bằng chốt? |
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2 phút) |
|
- So sánh về cấu tạo, ưu và nhược điểm của mối ghép bằng hàn và mối ghép bằng đinh tán, bằng ren, bằng chốt, bằng then. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS đọc ghi nhớ SGK. |
- Cho so sánh về cấu tạo, ưu và nhược điểm của mối ghép bằng hàn và mối ghép bằng đinh tán, bằng ren, bằng chốt, bằng then? - Y/c HS trả lời câu hỏi của SGK? - Cho HS đọc ghi nhớ SGK? - Cho HS về nhà tìm hiểu các lắp ghép khác các chi tiết mà em biết? - Học bài, học ghi nhớ SGK. - Chuẩn bị mới bài 27 SGK. |
5. Ghi bảng:
1. Mối gép bằng ren:
a) Cấu tạo mối ghép:
- Mối ghép bu lông: Bulông, đai ốc, vòng đệm, chi tiết được ghép.
- Mối ghép vít cấy: Vít cấy đai ốc, vòng đệm, chi tiết được ghép.
- Mối ghép đinh vít: Đinh vít đai ốc, vòng đệm, chi tiết được ghép.
b) Đặc điểm:
- Cấu tạo đơn giản dễ tháo lắp.
- Mối ghép bu lông dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn.
- Mối ghép vít cấy ghép các chi tiết có chiều dày lớn.
- Mối ghép đinh vít ghép các chi tiết chịu lực nhỏ.
2) Mối ghép bằng then và chốt:
a) Cấu tạo:
- Mối ghép bằng then: Then được cài trong rãnh then của hai chi tiết được ghép.
- Mối ghép bằng chốt: Chốt được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.
b) Đặc điểm:
- Đơn giản, dễ tháo lắp, chịu lực kém.
- Mối ghép bằng then dùng để truyền chuyển động quay.
- Mối ghép bằng chốt dùng hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc truyền lực theo phương đó.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 26: Mối ghép tháo được theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới