Điều lệ đảng quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên như thế nào?
Tiêu chuẩn nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng viên
Các tiêu chuẩn nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng viên được quy định như thế nào, các bạn cùng tìm hiểu sau đây nhé.
Đề bài: Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của người Đảng viên như thế nào?
Gợi ý trả lời
a. Tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn của đảng viên được quy định rõ ràng ở Điều 1 trong Điều lệ Đảng, gồm 2 điểm, đó là:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, cá nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
b. Về nhiệm vụ của Đảng viên:
Nhiệm vụ Đảng viên được quy định trong điều 2, điều lệ Đảng, gồm 4 điểm sau:
1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hànhnghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước; hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chốngchủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân;tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở;tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước.
4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùngkỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển Đảng viên; sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí đúng quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ trên, mỗi Đảng viên cần nắm vững nội dung cơ bản sau:
Một là, kiên định với những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng:
- Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa Xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta.
- Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho kim chỉnam cho mọi hành động của Đảng.
- Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhậnđa nguyên, đa đảng.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vìdân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
Hai là, mỗi Đảng viên phải hiểu rõ cơ hội lớn để đất nước phát triển nhanh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại để vận dụng vào nhiệm vụ của mình. Đồng thời, phải nhận thức sâu sắc thách thức lớn, các nguy cơ đang đe doạ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta để tự giác góp phần đẩy lùi, từng bước khắc phục. Mỗi Đảng viên phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, trí công, vô tư; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong cơ quan của Đảng, nhà nước và các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội; cảnh giác và kiên quyết chống mọi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, trước hết là trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ cụthể của mỗi người.
Ba là, đất nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới với nhiệm vụ trung tâm là xâydựng phát triển kinh tế, đòi hỏi Đảng viên phải nâng cao trình độ kiến thức và năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, thực hiện vai trò tiên phong, gương mẫu.Vì vậy, nhiệm vụ học tập càng trở nên đặc biệt quan trọng. Học tập là nghĩa vụ bắt buộcđối với mọi Đảng viên. Có nhiều hình thức và phương pháp học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Tuỳ theo điều kiện và hoàncảnh cụ thể mà tổ chức Đảng và mỗi Đảng viên phải có kế hoạch, chế độ học tập phù hợp.
Bốn là, có mối quan hệ mật thiết với quần chúng. Cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng nhân dân. Nhân dân lao động cần có Đảng với tư cách là người lãnh đạo, lãnh tụchính trị bảo đảm cho cuộc đấu tranh của nhân dân dành thắng lợi. và ngược lại, Đảng cần được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng dễ quan liêu, xa rời nhân dân. Đây là một nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Mọi Đảng viên phải thường xuyên liên hệ mật thiết với quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân phản ánh với Đảng, đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân và gia đình mình thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Năm là, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và nhà nước, chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh. Tích cực làm công tác phát triển Đảng viên mới.
c. Về quyền của Đảng viên:
Vai trò, quyền hạn của Đảng viên:
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Định kỳ hằng tháng, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên về tình hình và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước và thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương và 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương; những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.
Hiện nay, bên cạnh phần lớn các đảng viên không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong công tác cũng như trong sinh hoạt tại khu dân cư, luôn thể hiện là một đảng viên vừa hồng, vừa chuyên, được người dân yêu mến, thì cũng còn một số đảng viên xem nhẹ nhiệm vụ phục vụ Nhân dân. Biểu hiện rõ nhất là xa rời quần chúng, triển khai nhiệm vụ một cách quan liêu, mệnh lệnh, giấy tờ, yêu cầu người này làm cái này, người khác làm cái nọ, nhưng bản thân thì thiếu tính phụ trách, buông lỏng công việc, mặc ai nấy làm gì thì làm, kết quả tốt hay xấu không quan tâm, nhất là khi người dân cần đến mình hỗ trợ, hướng dẫn thì trốn tránh trách nhiệm; hoặc nói và làm không thống nhất, nói hay nhưng làm dở, nên tính nêu gương bị lu mờ…
Để được dân yêu, dân mến thì mỗi đảng viên cần đề cao trách nhiệm thể hiện tốt vị trí, vai trò nêu trên thông qua nói và làm theo tấm gương của Bác “Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”.
Trên đây TimDapAntrình bày chi tiết: Quyền của đảng viên, Nhiệm vụ đảng viên, Tiêu chuẩn của đảng viên để các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra, các bạn cùng tham khảo đầy đủ chi tiết: Bài thu hoạch chính trị hè mới nhất tại đây.