Điều kiện xét tuyển viên chức ngành giáo dục như thế nào

Bùi Thế Hiển
Admin 15 Tháng mười, 2021

Điều kiện xét tuyển viên chức ngành giáo dục 

TimDapAnmời các bạn cùng tìm hiểu bài viết Điều kiện xét tuyển viên chức ngành giáo dục như thế nào.

Tuyển chọn được những người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Điều kiện xét tuyển viên chức ngành giáo dục như thế nào? Điều kiện thi viên chức giáo viên 2021? Tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2021? TimDapAnmời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác và chi tiết thông qua câu hỏi thực tế được bạn đọc gửi về cho chúng tôi.

Câu hỏi

Hiện tại, tôi đang tham mưu Kế hoạch xét tuyển viên chức giáo dục cho tỉnh (là xét tuyển cạnh tranh chứ không phải thi tuyển). Nhưng vì có nhiều lý do nên phải khống chế số lượng đối tượng được xét tuyển cạnh tranh và tỉnh muốn ưu tiên cho các đối tượng là hợp đồng lâu năm nên đưa ra điều kiện như sau:

Bên cạnh các điều kiện xét tuyển viên chức như đã quy định theo Luật viên chức, Nghị định 29, …. thì phải thỏa mãn các điều kiện:

– Phải là hợp đồng thỉnh giảng theo tiết trên 36 tháng (hợp đồng ký với trường).

– Có đóng bảo hiểm xã hội (không phân biệt bắt buộc hay tự nguyện).

Vậy Luật sư cho tôi hỏi các điều kiện như trên có trái quy định hay không? Nếu trái, thì trái với quy định nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất: Về điều kiện phải là hợp đồng thỉnh giảng theo tiết trên 36 tháng (hợp đồng ký với trường).

Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 44/2011/TT- BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:

“Điều 6. Hạn mức giờ thỉnh giảng

Tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.”

“Điều 7. Hợp đồng thỉnh giảng

1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức

a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.

b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức

a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.

b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.”

Do bạn không nêu rõ điều kiện về hợp đồng thỉnh giảng theo tiết trên 36 tháng là điều kiện để được xét tuyển viên chức hay là điều kiện phải thực hiện sau khi đã được xét tuyển viên chức nên chúng tôi xin tư vấn theo hai trường hợp:

Nếu là điều kiện để được xét tuyển viên chức thì chỉ cần đây là điều kiện được đưa ra không trái với quy định của pháp luật là được.

Nếu là điều kiện sau khi được xét tuyển thì bạn cần áp dụng đúng với quy định của Thông tư 44/2012/TT-BGDĐT tùy thuộc vào loại hợp đồng ký kết.

Thứ hai: Về điều kiện có tham gia bảo hiểm xã hội (tự nguyện hoặc bắt buộc).

Để xem xét điều kiện này có phù hợp với quy định của pháp luật hay không thì còn phải xem vấn đề tỉnh bạn hiện nay có xét tuyển đặc cách viên chức nữa hay khôngtùy thuộc vào đối tượng tham gia xét tuyển như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tại Điều 7 Thông tư số 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức quy định như sau:

Đ iều 7. Điều kiện xét tuyển đặc cách

1. Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp sau:

a) Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 3 6 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

b) Người tốt nghiệp đ ạ i học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi t ố t nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này;

c) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.

2. Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại b ằ ng tốt nghiệp; trường hợp b ằ ng t ố t nghiệp không xếp loại th ì cơ quan, đơn vị có th ẩ m quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản tr ả lời.”

Trong đó, việc xác định người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 14 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định đó là:

“Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng”

Như vậy nếu như đối tượng tham gia xét tuyển có những người mà hiện tại mới ra trường có bằng giỏi hoặc xuất sắc thì họ vẫn có thể được xét tuyển theo quy định về xét tuyển đặc cách nêu trên nhưng lại không thỏa mãn điều kiện về tham gia bảo hiểm xã hội. Ở đây, điều kiện phải đóng bảo hiểm xã hội đã có sự mâu thuẫn với điều kiện xét tuyển đặc cách viên chức.

Do vậy, có thể thấy việc đặt ra các điều kiện để giới hạn số người tham gia dự tuyển như trên không thể bao quát được hết các nhóm người tham gia dự tuyển đúng theo quy định của pháp luật mà tiềm ẩn rất nhiều trường hợp có thể dẫn tới thực hiện trái pháp luật. Vì vậy, cách tốt nhất để có thể công khai minh bạch và để ai cũng được hưởng quyền lợi của mình thì bạn nên đưa ra các điều kiện trúng tuyển khắt khe hơn là nên giới hạn số người tham gia dự tuyển.


Xem thêm