Lập dàn bài Văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10

Lập dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào lớp 10 là tài liệu tham khảo hay được Tìm Đáp Án sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và ôn thi vào lớp 10. Mời các bạn tham khảo.

Dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào 10

Đề 1: Lòng tự trọng

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý

Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng tự trọng.

II. Thân bài

1. Giải thích về lòng tự trọng

- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân

=>Phân biệt được giá trị của bản thân: Thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc

2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng

a. Tự trọng là sống trung thực

- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng- Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng

Dẫn chứng cụ thể tích cực

- Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai

- Trong văn học có nhân vật Phương Định, nhân vật Lão Hạc.

b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.

- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình

- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc.…

Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không copy bài bạn.

Tiêu cực: Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.

3. Đánh giá về lòng tự trọng

- Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội

- Xã hội ngày càng văn minh và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng

- So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao,….

4. Bài học nhận thức về lòng tự trọng

- Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Đề 2: Lòng vị tha

A. Mở bài

Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha.

B. Thân bài

1. Vị tha là gì?

Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.

Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

2. Những biểu hiện của lòng vị tha:

2.1. Trong công việc

– Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.

– Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.

– Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)

Ví dụ: Người mẹ, Kiều trong Truyện Kiều….

2.2. Trong quan hệ với mọi người

– Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.

– Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

– Người có lòng vị tha dễ thông cảm à tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.

– Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Văn lớp 9: Nghị luận về hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Toán trường THCS Trưng Vương năm học 2017 - 2018

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 9 môn Toán trường THCS Chu Văn An, Quận Tây Hồ năm học 2017 - 2018

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm