Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 1. Đề thi gồm có 5 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 150 phút. Phần đáp án cùng thang điểm chi tiết đã được thư viện đề thi TimDapAncập nhật đầy đủ và chính xác. Chúc các em học sinh ôn thi tốt và đạt được thành tích cao.
Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 trường THCS Bằng Phúc, Hà Tĩnh năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 1 NĂM HỌC: 2016 - 2017 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 150 phút |
Câu 1 (2,0 điểm)
Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5km/h. Khi đi được một nửa quãng đường thì người đó đi nhờ được xe đạp với vận tốc không đổi 12km/h nên đến sớm hơn so với dự định là 28 phút. Hỏi nếu người ấy đi bộ hết cả quãng đường thì phải mất thời gian bao nhiêu?
Câu 2 (2,0 điểm)
Có một số chai sữa giống nhau đều đang ở nhiệt độ tx. Người ta thả từng chai vào một bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra, rồi thả tiếp chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu ở trong bình là t0 = 360C. Chai sữa thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ t1 = 330C, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ t2 = 30,50C. Bỏ qua mọi hao phí nhiệt.
a. Tìm tx.
b. Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ của nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn tn = 250C.
Câu 3 (2,5 điểm)
Cho mạch điện như hình 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là U = 6V; R1 = R2 = 3; R3 là một biến trở.
a. Khi R3 = 6Ω, tính công suất tiêu thụ của biến trở.
b. R3 phải bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ của biến trở là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.
Câu 4 (2,0 điểm)
Một dây dẫn có điện trở thuần. Khi dòng điện có cường độ I1 = 2A chạy qua dây dẫn thì nó nóng lên đến nhiệt độ t1 = 500C, khi dòng điện có cường độ I2 = 4A chạy qua dây dẫn này thì nó nóng lên đến nhiệt độ t2 = 1500C. Biết nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh tỉ lệ thuận với độ chênh lệch nhiệt độ giữa dây dẫn và môi trường. Nhiệt độ môi trường không đổi. Coi điện trở của dây dẫn không thay đổi theo nhiệt độ.
1. Gọi a và b là khoảng thời gian tương ứng từ lúc dòng điện I1 và I2 bắt đầu chạy qua dây dẫn đến khi dây dẫn đạt nhiệt độ không đổi. Trong khoảng thời gian này coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường từ dây dẫn là không đáng kể. Chứng minh rằng a = b.
2. Cho dòng điện có cường độ I3 = 6A chạy qua dây dẫn thì nó nóng lên đến nhiệt độ t3 bằng bao nhiêu?
Câu 5 (1,5 điểm)
Cho mạch điện như hình 2. Hiệu điện thế U = 18V không đổi, điện trở r = 2, bóng đèn Đ có hiệu điện thế định mức 6V, biến trở có điện trở toàn phần là R. Bỏ qua điện trở các dây nối, ampe kế và con chạy của biến trở. Điều chỉnh con chạy của biến trở để số chỉ của ampe kế nhỏ nhất bằng 1A và khi đó đèn Đ sáng bình thường. Hãy xác định công suất định mức của đèn Đ.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
Câu 1 (2,0 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm)
Câu 3 (2,5 điểm)
Câu 4 (2,0 điểm)
Câu 5 (1,5 điểm)