Đề thi cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 9

Đề thi cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 9 Có đáp án hướng dẫn giải chi tiết là bộ đề thi cuối học kì 1 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Bộ đề thi giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập của môn Hóa học lớp 9 qua đó trong các kì thi học kì luôn đạt được kết quả tốt. Thầy cô có thể tham khảo để ra câu hỏi, đề thi học kì tới. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

 

Họ và tên:...................................................... Lớp: 9......

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC LỚP 9
 

PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Chất nào dưới đây là muối trung hòa ?

A. Ba(OH)2           B. Ca(NO3)2                    C. H3PO4                         D. CuO

Câu 2: Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ ?

A. Dung dịch axit  B. Dung dịch kiềm           C. Dung dịch muối          D. Dung dịch cồn

Câu 3: Nung muối canxi cacbonat ở nhiệt độ trên 9000C thu được khí gì ?

A. SO2                   B. CO2                             C. O2                               D. SO3

Câu 4: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường ?

A. Na, K, Ba, Ca                        B. Fe, Na, Ca, Li

C. Al, Mg, K, Ba                       D. Na, K, Ca, Mg

Câu 5: Những tính chất vật lí chung của kim loại là:

A. Tính dẻo, có ánh kim và rất cứng.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, có khối lượng riêng lớn.

D. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, và có ánh kim.

Câu 6: Kim loại nào dưới đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội ?

A. Al                     B. Fe                                C. Mg                    D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Nguyên liệu dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp là:

A. FeS và oxi                             B. Lưu huỳnh, không khí và nước

C. SO2 và nước                          D. FeS và nước

Câu 8: Cho các phản ứng sau:

(1) S + O2 t0 SO2

(2) 4FeS2 + 11O2 t0 2Fe2O3 + 8SO2

(3) Na2SO3 + H2SO4 →  Na2SO4 + SO2 + H2O

(4) K2SO3 + 2HCl →  2KCl + SO2 + H2O

(5) Cu + 2H2SO4 đặc t0 CuSO4 + SO2 + 2H2O

Có bao nhiêu phản ứng được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp ?

A. 3                       B. 2                                  C. 4                       D. 5

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Phân amoni nitrat NH4NO3 chứa 21% nitơ

(2) Phân photphat tự nhiên có thành phần chính là Ca3(PO4)2, tan chậm trong đất chua

(3) Các phân bón KCl, K2SO4, Ca(H2PO4)2 và (NH2)2CO đều là phân bón đơn

(4) Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2 đều bị nhiệt phân hủy cho oxit và nước

(5) SO2, SO3, N2O5, P2O5, CO, CO2 là những oxit axit

(6) Các bazơ Mg(OH)2, Fe(OH)2, Ca(OH)2 đều có thể làm quỳ tím hóa xanh

Số phát biểu sai là:

A. 2                       B. 3                                  C. 4                       D. 5

Câu 10: Khử 16 g CuO ở nhiệt độ cao, hiệu suất 70% thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?

A. 13,76                B. 8,96                             C. 12,8                  D. 14,62

Câu 11: Biết rằng 4,48 lít (đktc) hỗn hợp hai khí CO2 và SO2 có tỷ khối đối với hiđro là 29,5. Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp trên qua dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa ?

A. 40,4                  B. 23                                C. 21                     D. 42,4

Câu 12: Đặt 2 cốc nhỏ lên 2 đĩa cân, rót dung dịch HCl vào 2 cốc, khối lượng axit ở 2 cốc bằng nhau. Hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng. Thêm vào cốc thứ nhất một lá sắt nhỏ, cốc thứ hai một lá nhôm nhỏ. Khối lượng của 2 lá kim loại bằng nhau. Hãy cho biết vị trí của 2 đĩa cân trong trường hợp cả 2 lá kim loại đều tan hết.

A. 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng

B. Đĩa cân đặt cốc 2 sẽ ở vị trí thấp hơn so với vị trí của đĩa cân đặt cốc 1

C. Đĩa cân đặt cốc 1 sẽ ở vị trí thấp hơn so với vị trí của đĩa cân đặt cốc 2

D. Chưa đủ dữ kiện để xác định

PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

a) Mg → MgCl2 → Mg(OH)2 → MgO → MgSO4.

b) CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaCl2 → Ca(NO3)2.

Câu 2: (2 điểm) Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3.

Câu 3: (3 điểm) Hòa tan 13,9 g hỗn hợp hai kim loại nhôm và sắt trong 200 ml dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được hỗn hợp muối và 7,84 lít khí H2 (đktc).

a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp

b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl phản ứng.

c) Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan ?

----------Hết----------

  • Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
  • Giám thị không giải thích gì thêm.

 

Ngoài Đề thi cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 9 trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 9, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 9, Vật lý 9, Hóa học 9, Sinh học 9…., Sách giáo khoa lớp 9, Sách điện tử lớp 9, Tài liệu hay và chất lượng khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa