Bộ Chuyên đề Ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm học 2021 Chuyện người con gái Nam Xương Có đáp án

Bộ Chuyên đề Ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm học 2021 Chuyện người con gái Nam Xương Có đáp án hướng dẫn chấm là bộ chuyên đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 gồm 3 đề được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Bộ đề thi chuyên đề này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung kiến thức môn Ngữ văn 9 để rồi qua đó trong các kì thi đạt được kết quả tốt hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

 

PHIẾU BÀI TẬP

“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 1)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Vũ Thị Thiết, người con gái Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng đê lúc nào vợ chồng phải thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đảnh giặc Chiêm. Trương tuy con hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong số lính vào loại đầu.

(Ngữ Văn 9, tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn hoàn chỉnh?

Câu 3: Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

Câu 4: Em hãy nêu ra những phương thức liên kết được trong đoạn văn trên?

Câu 5: Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 6: Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà văn đối với nhân vật?

Câu 7Theo em, chi tiết nào đã ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 8: Từ tác phẩm trên, hay viết một đoạn văn 15 câu để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

Câu 9: Từ tác phẩm trên, cùng với hiểu biết bản thân, hãy nêu suy nghĩ của em trong một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi về vai trò của nữ giới ngày nay.

PHIẾU BÀI TẬP

“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 2)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


     "...Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì,  khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng  bay bổng.
        Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó tiệc tiễn chưa tàn , áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san."

(Ngữ Văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Em hiểu thế nào về các từ/ cụm từ:

- Đeo phong hầu, mặc áo gấm

- Mùa dưa chín quá kì

- Tiện thiếp

- Đất thú
Câu 3. Xác định các câu rút gọn trong đoạn văn trên. 
Câu 4. Em hiểu “quan san” có nghĩa là gì? Từ “quan san” giúp em hiểu gì về tình cảnh nhân vật “nàng”? Tình cảnh đó có ảnh hưởng  gì tới cuộc sống sau này của nhân vật?
Câu 5. Nhân vật " thiếp" trong đoạn văn trên là ai? Nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Qua câu nói này, nhân vật bộc lộ vẻ đẹp phẩm chất nào?
Câu 6. Tại sao chứng kiến cảnh ấy, mọi người lại ‘ứa hai hàng lệ’?
Câu 7.  Xác định hình thức ngôn ngữ của đoạn văn trên?
Câu 8. Hãy kể tên 2 tác phẩm cũng viết về đề tài người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Ghi rõ tên tác giả.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 9. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch để làm sáng tỏ nhận xét: Vũ Nương là người vợ thủy chung son sắt dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép, một câu hỏi tu từ. (gạch chân, chú thích rõ).

PHIẾU BÀI TẬP

“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” (ĐỀ SỐ 3)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


          " Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang, lễ Phật cầu thần và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Song bệnh thế mỗi ngày một trầm trọng hơn, bà mẹ trối lại với nàng rằng:
- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà tận trời khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, không khỏi phải phiền đến con. Chồng con xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể kịp về đền báo được. Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn,  xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng  phụ mẹ.
          Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”

(Ngữ Văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Cho biết thể loại, nguồn gốc của văn bản chứa đoạn trích?

Câu 3. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Truyền kì mạn lục”?

Câu 4. Giải nghĩa các từ/hình ảnh “trối”, “nước hết chuông rền”?
Câu 5. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa hình ảnh “mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”?
Câu 6. Câu: ‘Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp’ là câu phủ định đúng hay sai? 
Câu 7. Lời trăng trối của bà mẹ dặn dò trước khi mất đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật nàng? Từ cuộc đời và số phận của nhân vật, em hãy sáng tỏ lời của người mẹ: “ Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
Câu 8. Trong 1 văn bản đã học cũng có những câu thơ ghi nhận lòng hiếu thảo của nhân vật với cha mẹ. Đó là nhân vật nào? Hãy chép lại những câu thơ ấy và ghi rõ họ tên tác giả, tác phẩm.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 9. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Câu 10. Từ những hiểu biết về nhân vật Vũ Nương và vốn sống của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về đạo hiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy.

 

Ngoài Bộ Chuyên đề Ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm học 2021 Chuyện người con gái Nam Xương Có đáp án trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 9, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 9, Vật lý 9, Hóa học 9, Sinh học 9…., Sách giáo khoa lớp 9, Sách điện tử lớp 9, Tài liệu hay và chất lượng khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa