Đề thi “Thanh niên với văn hoá giao thông 2017”
Cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2017
Nội dung cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2017 gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận liên quan đến kiến thức về Luật giao thông đường bộ, văn hóa giao thông và kỹ năng lái xe an toàn.
Cuộc thi nhằm tạo sân chơi bổ ích cho Đoàn viên, thanh niên, sinh viên giúp nâng cao hiểu biết kiến thức về an toàn giao thông, qua đó nhằm cải thiện ý thức và hành vi khi tham gia giao thông, góp phần làm giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông trên cả nước.
Họ và tên: …………..……………………………………………………………….………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………….……………
Địa chỉ liên hệ: ………………..…………………………………….………………………
Đơn vị công tác: ……… ………..……………………….…………………………………
Điện thoại: ………………………..………Email: ……………………………………….…
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Vui lòng khoanh tròn vào phương án đúng trong số các phương án trả lời hoặc điền từ còn thiếu vào chỗ trống. (Chỉ lựa chọn một phương án trả lời)
1. Là thanh niên thế kỷ 21, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bạn sẽ thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
B. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính
C. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác
D. Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh
2. Trong các hành vi dưới đây, theo bạn, người lái xe mô tô có văn hóa giao thông sẽ ứng xử như thế nào?
A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm ở nơi có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm
B. Phóng nhanh vượt ẩu trên đoạn đường đông người qua lại
C. Giúp đỡ, nhường đường cho người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi
D. Điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu, bia
3. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì sau đây?
A. Bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn
B. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
C. Bỏ mặc người bị nạn, đứng quay phim, chụp ảnh
D. Cả A và B
4. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ
B. Hiệu lệnh của tín hiệu đèn điều khiển giao thông
C. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
D. Không có phương án nào chính xác
5. Bạn hãy cho biết cách phòng tránh va chạm với xe đi ngược chiều?
A. Quan sát giao thông phía trước để dự đoán nguy hiểm
B. Giảm tốc độ, đưa tín hiệu cảnh báo nguy hiểm (nháy đèn, bóp còi)
C. Đi đúng làn đường, phần đường
D. Tất cả các đáp án trên
6. Bạn hãy chọn phương án để điền nốt các từ còn thiếu trong nội dung mô tả các bước người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy cần làm khi muốn chuyển hướng an toàn tại giao lộ như sau:
Bước 1: Xác định hướng rẽ sớm trước khi tới ………………………..
Bước 2: Kiểm tra …………….. phía sau qua gương và quay đầu qua vai quan sát bằng mắt
Bước 3: Bật đèn báo ……………………
Bước 4: Giảm dần tốc độ và dịch chuyển dần sang ……………… phù hợp với hướng đi
Bước 5: Thận trọng rẽ tại giao lộ, tập trung ……………. an toàn
A. Giao lộ; an toàn; chuyển hướng; làn đường; quan sát
B. Làn đường; giao lộ; an toàn; chuyển hướng; quan sát
C. Giao lộ; an toàn; chuyển hướng; làn đường; di chuyển
D. Chuyển hướng; an toàn; giao lộ; làn đường; quan sát
7. Xe chạy phía sau được phép vượt xe chạy phía trước trong trường hợp nào sau đây?
A. Trên cầu hẹp có một làn xe
B. Không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải
C. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt
D. Tất cả các trường hợp trên
8. Theo Điều 8, Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/07/2009, các hành vi nào sau đây là bị nghiêm cấm:
A. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng
B. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này
C. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định
D. Cả 3 phương án: A, B, C
9. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/8/2016, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng
B. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
C. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
D. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
10. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/8/2016, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
B. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
C. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng
D. Cả 2 phương án A và C
PHẦN B: VIẾT
Theo bạn, như thế nào là người tham gia giao thông có văn hóa? Với vai trò là một đoàn viên, thanh niên, bạn hãy chia sẻ về các mô hình hay, các cách làm sáng tạo, các sáng kiến hoặc ý tưởng đã, đang và sẽ làm của bạn hoặc của tổ chức Đoàn, Hội, địa phương nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc tham gia giao thông có văn hóa?
(Bài viết không quá 1500 từ)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Đối tượng dự thi
- Đoàn viên, thanh niên, sinh viên từ 18 tuổi (sinh trước ngày 1/1/2000) đến 35 tuổi (sinh sau ngày 31/12/1981) tại 63 tỉnh/thành phố.
- Thành viên ban giám khảo và ban tổ chức không được tham gia cuộc thi.
Nội dung cuộc thi
Có 02 vòng thi:
- Vòng sơ khảo: Thi trắc nghiệm và viết về kiến thức an toàn giao thông (dành cho tất cả các Đoàn viên, thanh niên, sinh viên thuộc đối tượng dự thi) để lựa chọn 500 thí sinh đạt giải khuyến khích. Đề thi gồm 2 phần:
- Phần 1: Các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức Luật giao thông đường bộ, văn hóa giao thông và kỹ năng lái xe an toàn.
- Phần 2: Câu hỏi tự luận (bài viết khoảng 1.500 từ) về chủ đề An toàn giao thông.
- Vòng chung kết: Hội thi Giao lưu tìm hiểu kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn (dành cho 20 thí sinh có bài dự thi xuất sắc nhất ở Vòng sơ khảo) để lựa chọn thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba.
Lịch trình cuộc thi
- Ngày 17/9/2017: Phát động chính thức cuộc thi và thông báo chính thức kế hoạch cuộc thi trên các phương tiện truyền thông của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam và các Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD).
- Từ ngày 17/9/2017 đến hết 10/11/2017: Nhận bài thi vòng sơ khảo.
- Từ ngày 11/11/2017 đến 24/11/2017: Ban Giám khảo tổ chức chấm điểm các bài thi.
- Từ ngày 25/11/2017 đến 28/11/2017: Công bố kết quả vòng sơ khảo trên các phương tiện truyền thông.
- Ngày 16/12/2017(dự kiến): Vòng chung kết và Lễ trao giải.
Cách thức tham gia thi
1. Vòng sơ khảo
Thí sinh gửi bài thi về cho Ban tổ chức theo 1 trong các cách sau:
a, Làm bài thi trên giấy:
- Bài thi được phát tại Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông” hoặc tại các chương trình Đào tạo kỹ năng lái xe an toàn tổ chức tại các địa phương.
- Nhận và gửi bài thi tại các Tỉnh/thành Đoàn, Hội hoặc các Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy Nhiệm tại 63 tỉnh thành phố.
- Tải bài thi trên các trang web www.honda.com.vn, hoặc www.toiyeuvietnam.honda.com.vn, hoặc www.thanhgiong.vn, làm và gửi bản cứng về địa chỉ:
Phòng Kế hoạch Lái xe an toàn- Công ty Honda Việt Nam.
Tầng 7 tòa nhà Viettower, số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.62567567 hoặc Di động: 0915 989 704
b, Làm bài thi trực tuyến: Theo hướng dẫn trên các website:
www.honda.com.vn
www.toiyeuvietnam.honda.com.vn
www.thanhgiong.vn
Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ được gửi 01 bài dự thi
2. Vòng chung kết
Vòng chung kết sẽ dành cho 20 thí sinh xuất sắc nhất được lựa chọn từ vòng sơ khảo. Cách thức, thể lệ của Vòng chung kết sẽ được hướng dẫn bằng văn bản riêng.
Cơ cấu giải thưởng
GIẢI THƯỞNG CÁ NHÂN:
Vòng sơ khảo
-
500 Giải khuyến khích: Mỗi giải gồm 01 giấy chứng nhận của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam, 01 Ba lô Honda và 01 Mũ bảo hiểm Honda.
Vòng chung khảo -
02 Giải nhất: Mỗi giải gồm 01 giấy chứng nhận của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam, 01 xe máy Honda Wave Alpha.
05 Giải nhì: Mỗi giải gồm 01 giấy chứng nhận của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam, 01 máy tính bảng. - 13 Giải ba: Mỗi giải gồm 01 giấy chứng nhận của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam, 01 điện thoại di động.
Ghi chú:
- Phần thưởng và giấy chứng nhận đạt giải của cá nhân đạt giải từ Vòng sơ khảo sẽ do Ban tổ chức chuyển trực tiếp về địa chỉ theo thông tin thí sinh ghi trên bài thi.
- Các Giải thưởng chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân, Công ty Honda Việt Nam sẽ chịu toàn bộ chi phí Thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ việc nhận giải thưởng này.
GIẢI TẬP THỂ:
05 giải thưởng dành cho 05 Tỉnh Đoàn xuất sắc nhất, mỗi giải gồm 32 Mũ bảo hiểm Honda.