Viết: Nghe - viết: Chim rừng Tây Nguyên. Chữ hoa U, Ư

Giải Bài 24: Viết: Nghe - viết: Chim rừng Tây Nguyên. Chữ hoa U, Ư SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....


Câu 1

Nghe – viết:

 Chim rừng Tây Nguyên

Chim đại bàng chân vàng, mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.    


Câu 2

Tìm chữ phù hợp với ô trống c hay k, ng hay ngh?

Chim gáy □éo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, báo nục. Đôi mắt nâu trầm □âm, ngơ □ác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng □e càng trong, càng dài thì quanh □ổ càng được đeo nhiều vòng □ườm đẹp.

Theo TÔ HOÀI

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu và điền chữ phù hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

Chim gáy kéo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, báo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm, ngơ ngác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng nghe càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.


Câu 3

Tìm các tiếng:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ yêu cầu và quan sát tranh để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Tên loài chim, có tiếng bắt đầu bằng s: chim sẻ, chim sáo, chim sâu

b. Có vần uc hoặc ut

- Đồ dùng để viết, kẻ, vẽ thành nét: bút

- Dùng xẻng lấy đất, đá, cát: xúc

- Loài cây cây cùng họ với cây tre nhưng nhỏ hơn, gióng thẳng: trúc


Câu 4

Tập viết:

a. Viết chữ hoa:

b) Viết ứng dụng: Uống nước nhớ nguồn


Phương pháp giải:

Chữ U

* Cấu tạo: gồm 2 nét: nét hai đầu và nét móc ngược phải.

* Cách viết:

- Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu  (Đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài). Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.

- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống. Dừng bút ở đường kẻ 2.

Chữ Ư

* Cấu tạo: gồm 2 nét giống chữ U và nét 3 là nét râu.

* Cách viết:

- Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu. Dấu móc bên trái cuộn vào trong, dấu móc bên phải hướng ra ngoài. Dừng bút ở đường kẻ 2 và đường kẻ 3.

- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẻ 6. Sau đó chuyển bút hướng ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới. Dừng bút ở đường kẻ 2.

- Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 6 (gần đầu nét 2), viết nét râu. Dừng bút khi chạm vào nét 2. Chú ý nét râu có kích thước phù hợp, không quá to hoặc nhỏ.