Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Dòng sông đen lớp 7
1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: Giáo sư A-rô-nắc, thuyền trưởng Nê-mô, anh Công-xây và Nét len.
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện
- Nhân vật: Giáo sư A-rô-nắc, thuyền trưởng Nê-mô, anh Công-xây và Nét len.
- Không gian, thời gian: mang tính giả định.
- Cốt truyện dựa trên thành tựu khoa học nhưng có thêm yếu tố giả tưởng, hư cấu.
2. Thân đoạn: Nêu ra những tình huống chính trong câu chuyện và nhận xét, đánh giá khách quan nghệ thuật, ý nghĩa của câu chuyện
- Suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc về con tàu và thuyền trưởng Nê-mô: Suy nghĩ của giáo sư về thuyền trưởng Nê-mô – một con người “bí ẩn đã từ bỏ Tổ Quốc” và những điều thú vị mà giáo sư A-rô-nắc thấy trên bản đồ
- Cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len trên con thuyền Nau-ti-lux
+ Nét Len và Công-xây sững sỡ “trước cảnh huyền diệu đang hiện ra trước mắt”
+ Net Len tưởng rằng mình đang ở “Viện bảo tàng Quebec”
+ Công-xây thì “cúi xuống xem xét và lẩm bẩm những thuật ngữ sinh vật học”
+ A-rô-nắc giải thích: Đây không phải ở Pháp hay Canada mà chính là ở trên con tàu Nau-ti-lux
+ Nét Len còn tưởng rằng thủy thủ trên tàu này “cũng bằng điện”
+ Nét Len giận dữ, hét lên : “Trong cái ngục tù bằng sắt này thì còn thấy gì nữa mà quan sát! Chúng ta đang đi như những thằng mù”
→ Khi sống trên tàu Na-ti-lux: Giáo sư A-rô-nắc luôn thích thú trải nghiệm cuộc sống thú vị dưới lòng đại dương còn về Nét Len: anh ta luôn giận dữ và muốn tìm mọi cách về đất liền.
- Khi thấy cảnh đẹp biển sâu:
+ Cảm tưởng như đứng trước “bể nuôi cá khổng lồ”
+ Thái độ của Nét Len thay đổi: “Kì diệu thật! Kì diệu thật”
+ Giáo sư A-rô-nắc thì đã hiểu ra cuộc sống của thuyền trưởng Nê-mô: một thế giới đặc biệt dưới lòng đại dương tuyệt đẹp
+ Nét thích thú gọi tên từng loại cá
+ Công-xây phân loại cá
+ Giáo sư thì say sưa nhìn cá “tung tăng”
→ Thái độ của Nét Len đã thay đổi, anh ta bị vẻ đẹp của đại dương hấp dẫn nên đã quên đi “sự giận dữ và kế hoạch chạy trốn của mình”
3. Kết đoạn: Kết luận nội dung văn bản thông tin
Văn bản Dòng sông đen đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len.
Mẫu 1
Văn bản "Dòng sông đen" kể về chuyến phiêu lưu của ba người gồm giáo sư A-rôn-nắc, Công-xây, Nét Len trong con tàu ngầm Nau-ti-lơtx dưới đáy biển của thuyền trưởng Nê-mô. Trong khi giáo sư A-rôn-nắc trầm trồ, phấn khởi với những cảnh quan kì diệu dưới đáy biển thì Nét Len luôn muốn bỏ trốn khỏi con tàu. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lux chảy xiết theo Dòng “Sông đen”.
Mẫu 2
Văn bản Dòng Sông Đen là hành trình của A-rô-nắc, Công-xây và Nét Len trên con tàu ngầm kì diệu. Sự kì lạ và hiện đại của con tàu này khiến giáo sư A-rô-nắc rất thích thú và tò mò muốn được khám phá. Ngược lại, Nét-Len lại cảm thấy e ngại và lo lắng về những bí ẩn của con tàu, đồng thời cho rằng họ nên rời khỏi đây. Tuy nhiên, suy nghĩ đó của anh đã thay đổi, khi được chứng kiến sự vĩ đại và thế giới đại dương qua ô cửa kính con tàu. Thế là, nhóm người đã quyết cùng nhau ở lại khám phá con tàu Nau-ti-lơtx.
Mẫu 3
Văn bản Dòng sông đen đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len. Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt. Anh Công-xây và Nét len đã sững sờ trước cảnh huyền diệu của căn phòng trên tàu Nau-ti-lux mà Công-xây cứ ngỡ như là đang ở Viện bảo tàng Quebec. Ba người tranh luận và say mê cảnh đẹp dưới biển sâu khi nhìn qua con tàu Nau-ti-lux…
Mẫu 1
Dòng “Sông Đen” kể về câu chuyện giáo sư A-rô-nắc - người nghiên cứu về sinh vật học cùng cộng sự Công-xây và Nét Len - một thợ săn cá voi đã bị rơi xuống biển và được tàu Nau-ti-lơtx cứu. Và câu chuyện là cuộc hành trình khám phá về thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô và những điều bí ẩn dưới đáy đại dương bao la. Trong khi giáo sư A-rô-nắc luôn thích thú, tò mò về những điều bí ẩn nơi đây thì Nét Len luôn tìm cách trốn chạy để thoát khỏi nơi này. Và rồi họ đã được chiêm ngưỡng khung cảnh chốn thần tiên nơi này với vô số loài cá khác nhau cùng vẻ đẹp tuyệt diệu nơi đây. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lơtx chảy xiết theo Dòng “Sông Đen”.
Mẫu 2
“Dòng sông đen” kể về câu chuyện giáo sư A-rô-nắc-người nghiên cứu về sinh vật học cùng cộng sự Công-xây và Nét Len-một thợ săn cá voi đã bị rơi xuống biển và được tàu Nau-ti-lux cứu. Và câu chuyện là cuộc hành trình khám phá về thuyền trưởng bí ẩn Nê-mô và những điều bí ẩn dưới đáy đại dương bao la. Trong khi giáo sư A-rô-nắc luôn thích thú, tò mò về những điều bí ẩn nơi đây thì Nét Len luôn tìm cách trốn chạy để thoát khỏi nơi này. Và rồi họ đã được chiêm ngưỡng khung cảnh chốn thần tiên nơi này với vô số loài cá khác nhau cùng vẻ đẹp tuyệt diệu nơi đây. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lux chảy xiết theo dòng sông đen.
Mẫu 3
Giáo sư A-rô-nắc nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô mà không biết vì lí do gì ông ấy đã từ bỏ Tổ quốc. Thuyền trưởng Nê-mô tuy lạnh lùng nhưng tiếp đón A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len rất chu đáo. Giáo sư A-rô-nắc lần ngón tay trên bản đồ, tìm giao điểm độ kinh, độ vĩ mà Nê-mô đã chỉ. Giáo sư thấy các đại dương, lục địa đều có dòng sông của riêng mình: hải lưu đáng kể nhất Gơn-xtơ-rim và năm hải lưu lớn nhất. Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt. Anh Công-xây và Nét len đã sững sờ trước cảnh huyền diệu của căn phòng trên tàu Nau-ti-lux mà Công-xây cứ ngỡ như là đang ở Viện bảo tàng Quebec. Sau đó, ba người tranh luận và say mê cảnh đẹp dưới biển sâu khi nhìn qua con tàu Nau-ti-lux.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Dòng sông đen lớp 7 timdapan.com"