Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (Chi tiết)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm trang 108 SGK Ngữ văn 7 tập 1. Đề bài: Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: tre, dừa, chuôi, gạo, đa..., không viết lại về cây sấu).


Đề bài: Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: tre, dừa, chuối, gạo, đa..., không viết lại về cây sấu).

Hướng dẫn: Hãy chọn loài cây mà em thực sự yêu mến, thích thú, có hiểu biết về nó, và nêu cho được tình cảm của mình đối với cây , lí do mà mình yêu cây. bài văn phải miêu tả chi tiết về cây, tình người đối với cây và tình cảm biểu hiện phải chân thành.

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây gạo

2. Thân bài:

- Đặc điểm:

+ Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù kì lạ.

+ Gốc cây cổ kính từ bao đời.

+ Vỏ cây: xù xì, màu nâu sẫm.

+ Cành to, cành nhỏ đua nhau sải dài ra bốn phía.

+ Tán cây như chiếc ô xanh mát che bóng giữa cánh đồng.

+ Lá cây: như những bàn tay xòe rộng, vẫy chào trong gió.

+ Hoa gạo: đỏ rực như lửa cháy, nở vào tháng 3, gọi đến biết bao loài chim hiền lành.

- Phẩm chất:  

+ Cây gạo hiền lành, điềm tĩnh như người bảo vệ già, đứng hiên ngang canh cho đất trời quê hương.

+ Gắn bó mật thiết với làng quê và người nông dân.

+ Là bóng mát cho những buổi trưa hè, xua tan bao mệt nhọc trong lao động.

+ Là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng,…

     Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.

3. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.

 

 


Bài mẫu

THÔNG REO

       Ta đã từng nghe tiếng thông reo trên ngọn đồi quang đại. Ta đã từng nghe tiếng thông reo bên dòng nước thanh hương...

       Tiếng thông reo khắp bốn phương trời rộng rãi, thấu qua mấy tầng mây năm sắc và có lẽ đội tận đến cung trăng. Giữa cõi thanh liêu vô tận, tiếng thông reo là một điệu đàn bất tuyệt của bốn mùa. Thông reo không cần tới gió mà gió thổi là nhờ thông reo.

       Cây thông cằn cỗi, cành thông xương xương, lá thông tỉ mỉ, nhưng có ai dám liệt thông xuống ngang hàng với muôn loài cỏ?

       Da thông khô xốp, nhưng nhựa thông dồi dào. Mình thông tuy già nhưng hồn thông vẫn khỏe. Thông khinh thường những phồn hoa náo động. Thông xa lánh những chỗ cát vẩn, bụi lầm.

       Có ai đi bên đồi thông mà không thấy cõi lòng mở rộng? Có ai nghe tiếng thông reo mà không gợi hứng nguồn thơ? Thông reo vĩnh viễn, thông sõng đời đời, mặc dầu sức nóng của mùa hè thiêu đốt, giá lạnh của mùa đông bao trùm...

NHỮNG HÀNG ME

       Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như chanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sậm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không xơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như mãng cụt, vốn nó đã đẹp ờ ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi măng cốt sắt, khô, nóng và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao!

       Ôi, những hàng me Chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rợp bóng, những hàng me bầu bạn của người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gởi vào đó những lá nhỏ li ti trên tóc cô gái bé, những hàng me tàn xanh sậm quyến luyến những tiếng dương cầm của ai trong vài cửa sổ vọng ra...

       A.. ha, những cây me vui, những cây me rắn mắc, thỉnh thoảng sau một trận mưa, lại đánh rơi xuống áo đẹp của ai những hột nước làm cho ai nhăn mày...

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến