Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt lớp 7
1. Mở đoạn: - Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật Lý Thường Kiệt. - Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật Lý Thường Kiệt.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
2. Thân đoạn:
Lý Thường Kiệt là một vị quan dưới thời nhà Lý, được nhà vua hết sức tin tưởng
Lý Thường Kiệt không chỉ thông minh, tài trí mà còn dũng mãnh, giỏi binh thư, nên khi có chiến tranh, ông được giao quyền nắm đại quân bảo vệ đất nước
Năm 1069, Lý Thường Kiệt được phong làm Đại Tướng, lãnh đạo binh lính chống lại đại quân Chăm Pa đang lăm le xâm lược
Lý Thường Kiệt không chỉ đánh tan quân xâm lược, mà còn đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa, bắt vua Chăm Pa đưa về Thăng Long
Sau đó Chăm Pa phải dâng đất để chuộc tội, không bao giờ dám làm loạn nữa
Từ đó, Lý Thường Kiệt được phong làm Thái Úy, đứng đầu toàn quân đội
Ít lâu sau, quân Tống ở phương Bắc lén đưa quân vào nước ta từ đường Thủy để phối hợp với quân bộ chờ sẵn ở biên giới
Lý Thường Kiệt đã phát hiện ra và chủ động đem quân nghênh chiến
Lý Thường Kiệt xây dựng chiến tuyến ở bờ sông Như Nguyệt, ngày đánh giặc, tối đến cho người giả vờ bị thần nhập đọc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, khiến quân giặc hoảng sợ khiếp vía
Cuối cùng, Lý Thường Kiệt chủ động đến gặp tướng giặc, thương thảo điều kiện cho chúng chủ động rút khỏi nước ta
Từ đó, tài mưu lược của Lý Thường Kiệt được khẳng định, ngày càng được nhà vua và dân chúng tin tưởng
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
Mẫu 1
Danh tướng Lý Thường Kiệt là một nhân vật lịch sử nổi tiếng của nước ta. Ông được biết đến với vai trò là người đầu tiên đọc lên bản tuyên ngôn độc lập cho nước ta.
Lý Thường Kiệt làm quan dưới thời vua Lý Thánh Tông. Với sự dũng mãnh và thông minh của mình ông được nhà vua hết sức tin tưởng, giao cho quyền nắm giữ quân đội. Năm 1069, ông đã tuân lệnh nhà vua dẫn quân đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa, bắt vua Chăm Pa khiến ông vô cùng sợ hãi, liền xin dâng đất chuộc tội. Nhưng chiến công vẻ vang nhất của ông, là khi ông đánh bại quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt dũng mãnh đón dầu quân giặc ở ngay bờ sông, khiến nhiều dũng tướng của kẻ địch tử trận. Ông còn sáng tác ra bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, sai lính đến đọc bên bờ sông trong đêm, khiến quân giặc hoảng sợ. Tình hình đó khiến quân Tống khiếp vía vô cùng, nên khi thấy Lý Thường Kiệt đề nghị thương thảo thì liền đồng ý. Sau đó vội vã rút quân về nước.
Chiến công hiển hách của Lý Thường Kiệt khiến nhân dân vô cùng kính phục. Nhờ vậy, ông đã ghi tên mình vào một trong những trang sử sáng chói nhất của dân tộc.
Mẫu 2
Đất nước ta từ xưa đến nay đã trải qua rất nhiều những trận chiến khốc liệt để giữ gìn, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Cùng với đó là sự xuất hiện của lớp lớp những anh tài, người hùng khiến người người ngưỡng mộ, kính nể. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng và yêu thích người anh hùng Lý Thường Kiệt.
Ông là một tướng tài ở thời nhà Lý, chính ông đã trực tiếp cầm quân đánh giặc, bảo vệ lãnh thổ nước ta toàn vẹn trước sự nhăm nhe của người Tống. Lúc đó, khi hay tin nhà Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã ngày đêm suy nghĩ, và quyết định sẽ tiến công trước để dành thế chủ động. Ngay lúc giặc vẫn còn đang chuẩn bị, ông đã đem quân tiến đánh vào căn cứ của giặc, thậm chí đuổi đánh đến tận lãnh thổ nước Tống. Sự dũng mãnh của ông và quân ta khiến quân giặc hết hồn. Không chỉ tấn công về mặt thể xác, Lý Thường Kiệt còn khiến cho tư tưởng tinh thần của kẻ giặc cũng phải lung lay, hoảng hồn. Thông qua bài thơ “Nam quốc sơn hà”, ông đã khẳng định chủ quyền của nước Nam ta, tuyên thệ rõ ràng: kẻ nào xâm chiếm nước ta chính là phạm vào ý trời. Nhờ vậy, khiến cho quân Tống thua đến không còn mảnh giáp, chẳng còn bất kì ý tưởng nào về việc quay trở lại nước ta. Thật là kì tài.
Lối dẫn quân mới ta, dũng mãnh và thông minh của Lý Thường Kiệt đã để lại trong em ấn tượng khó phai. Khiến em vô cùng kính ngưỡng ông.
Mẫu 3
Trong suốt cả nghìn năm lịch sử hào hùng, dân tộc ta đã trải qua rất nhiều trận chiến để bảo vệ nền độc lập cho muôn dân. Cũng từ đó, lớp lớp anh hùng hào kiệt xuất hiện, trong đó, người mà em ngưỡng mộ nhất là anh hùng Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự tài giỏi sống ở thời Lý nước ta. Ông đã có nhiều đóng góp cho nước nhà, trong đó phải kể đến trận chiến đánh thắng quân Tống. Lúc đó, khi biết nhà Tống lăm le đánh chiếm nước ta, ông đã chủ động đem binh đánh trước để dành thế chủ động. Nước đi táo bạo và dũng cảm này của ông đã đem về thắng lợi to lớn cho quân ta. Dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt, quân ta đã chiếm được ba châu Khâm, Ung, Liêm của nhà Tống đồng thời đánh tan đại quân sang xâm chiếm nước ta. Chiến công hiển hách đấy, không chỉ ghi vào trang sử vàng của nước ta mà còn được ghi vào lịch sử của triều đại nhà Tống.
Chính vì sự thông minh, quyết đoán trong chiến đấu như vậy, mà Lý Thường Kiệt đã trở thành vị tướng em ngưỡng mộ nhất.
Mẫu 1
Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt được coi là một trong những danh tướng vĩ đại và có công lớn trong việc bảo vệ bờ cõi nước ta vào thời Lý. Cho đến nay, những trang sử về cuộc đời ông vẫn là những trang sử vàng chói lọi được con cháu kính trọng và tự hào.
Lý Thường Kiệt là một vị danh tướng vừa dũng mãnh, lại thông minh, tài trí. Ông được vua Lý Thánh Tông hết sức tin tưởng, nên giao cho quyền nắm giữ đại quân để bảo vệ đất nước. Năm 1069, quân Chăm Pa quấy phá, cướp bóc và làm loạn ở biên giới phía Nam nước ta. Biết tin, Lý Thường Kiệt liền được vua phong làm Đại Tướng, tiến về phía Chăm Pa để bảo vệ bờ cõi. Không phụ lòng tin của nhà vua và nhân dân, Lý Thường Kiệt dũng mãnh đánh thẳng vào kinh thành Chăm Pa, bắt vua Chăm Pa đưa về Thăng Long. Quá sợ hãi, vua Chăm Pa xin dâng đất để chuộc tội, và xin hứa không bao giờ dám làm loạn nữa. Sau lần ấy, Lý Thường Kiệt được giữ chức Thái Úy, đứng đầu toàn quân đội.
Ít lâu sau, nhà Tống ở phương Bắc lại lăm le xâm chiếm nước ta. Chúng lén lút đưa quân vào từ đường thủy, nhưng điều đó không thể qua mắt được quân đội ta. Lý Thường Kiệt đem quân trấn giữ ở bờ sông Như Nguyệt và có nhiều trận đánh lớn với giặc. Sự dũng mãnh và thiện chiến của quân đội dưới tay ông khiến kẻ địch phải khiếp sợ. Đặc biệt, Lý Thường Kiệt còn sáng tác bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, sai người giả bị thần nhập, đọc lên bài thơ đó bên bờ sông, khiến quân địch nghe thấy mà khiếp vía. Khi kẻ địch hoang mang, sợ hãi, Lý Thường Kiệt chủ động đến gặp, đề nghị thương thảo với điều kiện quân Tống rút khỏi nước ta. Cuối cùng, quân Tống đành rút lui về nước khi chưa thể đánh chiếm một huyện thành nào của nước ta. Có được điều đó chính nhờ sự đa mưu túc trí của Lý Thường Kiệt.
Mẫu 2
Khi nhắc đến các vị danh tướng lừng lẫy trong lịch sử của dân tộc thì không thể không nhắc đến vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt.
Là một vị tướng dưới thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt đã lập nên những chiến công hiển hách ghi danh muôn đời.
Theo sử sách ghi lại, Lý Thường Kiệt (1019-1105), tên thật là Ngô Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Thủ đô Hà Nội ngày nay). Từ nhỏ, ông đã có chí hướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Ông tinh thông cả văn lẫn võ. Sự nghiệp của ông bắt đầu bằng chức “Kỵ mã hiệu uý” là một chức quan nhỏ trong quân đội. 23 tuổi, ông được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông, giữ chức “Hoàng môn chi hậu”. Trải qua ba triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông luôn là một trọng thần được triều đình tin tưởng, nể trọng.
Một trong những trận chiến vang dội, hào hùng nhất gắn liền với tên tuổi vị tướng chỉ huy tài ba lỗi lạc Lý Thường Kiệt là cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Tống diễn ra trên phòng tuyến Như Nguyệt thuộc địa phận Bắc Ninh ngày nay. Sử sách chép, Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có nhiều chỗ núi ăn sát bờ sông, rừng cây có mật độ dày đặc với đồng trũng, ruộng lầy kéo dài hơn 10 km đường đê qua các xã Tam Giang, Tam Đa huyện Yên Phong đến Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Chiến lũy được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dày mấy tầng làm dậu. Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc. Quân của nhà Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, tập trung quan trọng ở ba trại Như Nguyệt, Phấn Động, Thị Cầu. Nhờ vị trí đắc địa của phòng tuyến Như Nguyệt mà chỉ sau vài tháng, quân dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lý Thường Kiệt đã chặn đứng 10 vạn quân xâm lược nhà Tống, mang lại thắng lợi toàn diện cho Đại Việt.
Lý Thường Kiệt mất năm 1105, được truy tặng tước hiệu Việt Quốc công Thái úy, nhân dân lập đền thờ ông ở nhiều nơi. Tên tuổi và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc.
Mẫu 3
Trong các nhân vật lịch sử của nước nhà, em cảm thấy rất ấn tượng với danh tướng Lý Thường Kiệt. Ông là người đã phò tá qua 3 triều vua của nước ta từ đời Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đã đóng góp nhiều chiến công hiển hách trong việc chống quân xâm lược cũng như xây dựng nước nhà phồn vinh.
Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi.
Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077.
Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 là con trai đầu lòng của Ngô An Ngừ - một võ quan ở phường Thái Hòa và bà họ Hàn, được đặt tên là Ngô Tuấn.
Dưới thời Lý Thánh Tông, ông An Ngừ mất, chồng của cô ruột là Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), khi mẹ mất Ngô Tuấn được vua tin yêu thăng thưởng dần lên chức Đô Tri và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.
Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở. Dưới sự cai quản của ông, dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.
Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ỷ Lan rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý cho Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang quân đánh Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm, hạ được thành. Sau đó Lý Thường Kiệt cho xây dựng tuyến phòng thủ ở sông Như Nguyệt.
Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị Lý Thường Kiệt bao vây đánh tơi bời. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.
Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.
Ngày nay, tên của ông đã được nhà nước đặt cho những con phố lớn ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác như một lời tri ân của hậu thế đối với những công lao to lớn Lý Thường Kiệt đã đóng góp cho dân tộc.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt lớp 7 timdapan.com"