Từ văn bản “Con gái của mẹ”, viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) có sử dụng dấu ngoặc kép kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình

Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc


Từ văn bản “Con gái của mẹ”, viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) có sử dụng dấu ngoặc kép kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình

Bài làm

     Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá". Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: Con ngoan biết lỗi là được rồi. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.

Chú thích:

- “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với hàm ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật.

- "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá": trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật.