Trung Quốc thời Minh, Thanh

Đầu thế kỉ XIII, trên thảo nguyên Mông cổ hình thành nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự.


3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

a) Trung Quốc thời Minh

- Năm 1271, vua Mông cổ là Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt) lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc (1271 - 1368).

- Dưới sự thống trị của nhà Nguyên, nhân dân Trung Quốc liên tiếp đứng lên đấu tranh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 - 1644).

- Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

* Kinh tế: Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện:

- Có những công trường thủ công lớn ở Giang Tây - đồ gốm Cảnh Đức.

- Xưởng dệt; nhà buôn lớn.

- Thành thị nhiều như Bắc Kinh, Nam kinh.

* Bộ máy nhà nước: quan tâm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗ chiến và mưu phản.

- Năm 1380, bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ (6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

- Các quan ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của triều đình.

- Hoàng đế tập trung mọi quyền hành, trực tiếp nắm quân đội, phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín làm chỗ dựa cho triều đình.

* Xã hội:

- Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.

- Nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tố thuế nặng nề.

=> Cuối thời Minh mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa (Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

b) Trung Quốc thời Thanh

- Giữa lúc đó một bộ tộc ở phương Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh kéo vào đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644-1911).

- Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn.

- Dùng biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang nhưng mẫu dân tộc không dịu đi.

- Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh nông dân lại khởi nghĩa, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, bọn tư bản phương Tây dòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

- Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh gây nên xung đột kịch liệt dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc. 

Bài giải tiếp theo
Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máỵ nhà nước thời Tần.
Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì ?
Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh đã xuất hiện như thế nào ?
Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?
Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến.
Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường biểu hiện như thế nào?
Hãy nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến

Bài học bổ sung
Trung Quốc trong thời Minh - Thanh

Video liên quan