Trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) diễn ra như thế nào?

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 121 SGK Lịch sử 11


Đề bài

Trận Cầu giấy lần thứ hai (19-5-1883) diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 121 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Sau khi thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến và giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883).

- Diễn biến:

+ Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh, hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội.

+ Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản chống giặc. Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Rivie phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu.

+ Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả tướng giặc Rivie.

- Ý nghĩa:

+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

+ Làm cho thực dân Pháp hết sức hoang mang, dao động.

+ Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc.

Bài giải tiếp theo
Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?
Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883
Dựa vào nội dung bài học, lập bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại ?

Bài học bổ sung
Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873.

Video liên quan