Trả lời hoạt động mục III trang 38 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Tìm hiểu một số thành phần trong không khí 1. Chứng minh trong không khí có hơi nước Chuẩn bị: nước pha màu, nước đá, 2 ống nghiệm có nút Tiến hành: Cho nước pha màu vào 2 ống nghiệm A và B. Cho vài viên nước đá vào ống nghiệm A và đậy nút cả hai ống nghiệm lại Em hãy cho biết hiện tượng nào chứng minh trong không khí có chứa hơi nước Xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí Chuẩn bị: 1 chậu nước vôi trong (hoặc dung dịch kiềm loãng), 1 cây nến gắn vào đế nhựa và 1 cốc thủy tinh
1. Chứng minh trong không khí có hơi nước
Chuẩn bị: nước pha màu, nước đá, 2 ống nghiệm có nút
Tiến hành: Cho nước pha màu vào 2 ống nghiệm A và B. Cho vài viên nước đá vào ống nghiệm A và đậy nút cả hai ống nghiệm lại
2. Xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí
Chuẩn bị: 1 chậu nước vôi trong (hoặc dung dịch kiềm loãng), 1 cây nến gắn vào đế nhựa và 1 cốc thủy tinh hình trụ có vạch chia.
Tiến hành:
Bước 1: Đặt cây nến gắn trên đế nhựa vào chậu chứa nước vôi trong và châm lửa cho nến cháy
Bước 2: Úp cốc thủy tinh lên nến. Oxygen trong không khí có trong cốc giúp duy trì sự cháy và sẽ hết dần. Chất lỏng dần dâng lên chiếm chỗ oxygen đã cháy.
Bước 3: Sau khi nến tắt, quan sát vị trí cuối cùng của chất lỏng dâng lên trong cốc
Nến cháy trong oxygen sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Hơi nước sẽ ngưng tụ lại còn khí carbon dioxide sẽ bị nước vôi trong hấp thụ hết.
Câu hỏi:
a. Khi nào em biết oxygen trong cốc đã hết?
b, Chiều cao cột nước dâng lên bằng bao nhiêu phần chiều cao của cốc? từ đó suy ra oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trong không khí?
Câu 1
1. Chứng minh trong không khí có hơi nước
Chuẩn bị: nước pha màu, nước đá, 2 ống nghiệm có nút
Tiến hành: Cho nước pha màu vào 2 ống nghiệm A và B. Cho vài viên nước đá vào ống nghiệm A và đậy nút cả hai ống nghiệm lại
Lời giải chi tiết:
Bên ngoài ống nghiệm A chứa nước đá có xuất hiện các giọt nước không màu (không giống với nước trong ống nghiệm)
=> Nước bên ngoài ống nghiệm không phải là nước trong ống nghiệm rơi ra (do khác màu sắc) mà là do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí tạo nên
=> Trong không khí có chứa hơi nước
Câu 2
2. Xác định thành phần thể tích oxygen trong không khí
Chuẩn bị: 1 chậu nước vôi trong (hoặc dung dịch kiềm loãng), 1 cây nến gắn vào đế nhựa và 1 cốc thủy tinh hình trụ có vạch chia.
Tiến hành:
Bước 1: Đặt cây nến gắn trên đế nhựa vào chậu chứa nước vôi trong và châm lửa cho nến cháy
Bước 2: Úp cốc thủy tinh lên nến. Oxygen trong không khí có trong cốc giúp duy trì sự cháy và sẽ hết dần. Chất lỏng dần dâng lên chiếm chỗ oxygen đã cháy.
Bước 3: Sau khi nến tắt, quan sát vị trí cuối cùng của chất lỏng dâng lên trong cốc
Nến cháy trong oxygen sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Hơi nước sẽ ngưng tụ lại còn khí carbon dioxide sẽ bị nước vôi trong hấp thụ hết.
Câu hỏi:
a. Khi nào em biết oxygen trong cốc đã hết?
b, Chiều cao cột nước dâng lên bằng bao nhiêu phần chiều cao của cốc? từ đó suy ra oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trong không khí?
Lời giải chi tiết:
a. Khi nến tắt thì oxygen trong cốc hết
b. Chiều cao cột nước dâng lên bằng 1/5 chiều cao của cốc
=> oxi chiếm khoảng 1/5 thành phần không khí
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Trả lời hoạt động mục III trang 38 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức timdapan.com"