Trả lời hoạt động mục II trang 29 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn Tiến hành: - Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng - Cho 1 thìa muối ăn vào cốc nước thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát. - Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi
Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn
Tiến hành:
- Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng
- Cho 1 thìa muối ăn vào cốc nước thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát.
- Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.
Quan sát hiện tượng và trả lời
1. Hãy mô tả màu sắc, mùi vị, thể và tính tan của đường và muối ăn
2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã bị biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất
Câu 1
1. Hãy mô tả màu sắc, mùi vị, thể và tính tan của đường và muối ăn
Lời giải chi tiết:
Đường: không màu, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước
Muối: màu trắng, không mùi, vị mặt, dễ tan trong nước
Câu 2
2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã bị biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất
Lời giải chi tiết:
Khi đun nóng, chất trong bát đường đã bị biến đổi màu sắc từ không màu sang nâu đen
=> Có sự chuyển hóa thành chất khác
=> Đây là tính chất hóa học của chất
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Trả lời hoạt động mục II trang 29 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức timdapan.com"