Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 158 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 158 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Hãy chỉ ra lực ma sát trong các tình huống sau đây và nói rõ nó có tác dụng cản trở hay thúc đẩy chuyển động?


Đề bài

Hãy chỉ ra lực ma sát trong các tình huống sau đây và nói rõ nó có tác dụng cản trở hay thúc đẩy chuyển động?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát.

Lời giải chi tiết

a) Khi phanh gấp lực ma sát xuất hiện giữa má phanh với vành xe làm xe dừng lại => Cản trở chuyển động của xe đạp.

b) Một người ra sức đẩy, thùng hàng vẫn đứng yên => Xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực đẩy của người => Cản trở chuyển động của thùng hàng.

c) Phải hai người mới đẩy được thùng hàng đi. Lực đẩy của họ đã thắng lực ma sát trượt. Lực này làm thúc đẩy chuyển động.

d) Xe ô tô bị xa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng không dịch chuyển được vì lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường rất nhỏ, không đủ để xe chuyển động.

Để thoát khỏi vũng bùn có thể dùng vật có nhám cao như gỗ chèn vào bánh xe để tăng độ ma sát giúp xe chuyển động được.

e) Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này cùng phương, ngược chiều với lực của chân. Nó giúp ta không bị ngã về phía trước.

Bài giải tiếp theo
Lý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời Câu hỏi 1 mục I trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời Câu hỏi 2 mục I trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời Câu hỏi 1 mục IV trang 159 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời Câu hỏi 2 mục IV trang 159 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời Câu hỏi 3 mục IV trang 159 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống