Trả lời câu hỏi mục 3 trang 15 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Cánh diều

Quan sát lược đồ 3.4, hãy: - Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam. - Nhận xét về phạm vi phân bố các dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.


Đề bài

Quan sát lược đồ 3.4, hãy:

- Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.

- Nhận xét về phạm vi phân bố các dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát lược đồ 3.4 kết hợp thông tin dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

Lời giải chi tiết

Tại Việt Nam. Những dấu tích của Người tối cổ có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước.

+ Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (khoảng 400 000 - 300 000 năm trước).

+ Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 400 000 năm trước)

+ Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 800 000 năm trước)

+ Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40 000 - 30 000 năm trước).

=> Các dấu tích Người tối cổ phân bố đều ở các nơi trên phạm vi nước Việt Nam. Điều này chứng tỏ, từ lâu đời, con người đã sinh sống và sinh hoạt ở trên mọi miền của đất nước ta.

Bài giải tiếp theo
Soạn giải bài 1 phần luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Cánh diều
Soạn giải bài 2 phần luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Cánh diều
Giải bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lý 6 Cánh diều
Lý thuyết nguồn gốc loài người Lịch sử và Địa lý 6 Cánh diều


Từ khóa