Trả lời câu hỏi mục 2 trang 145 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy: - Kể tên một số dạng địa hình phổ biến. - Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi. - Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.


Đề bài

Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy:

- Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.

- Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.

- Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.

Hình 10.2. Một số dạng địa hình chính

Bảng 10.1. Đặc điểm một số dạng địa hình chính

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết

- Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên, núi,...

- Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đình núi, sườn núi và chân núi.

- Điểm khác nhau giữa núi và đồi:

+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200 m. Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.

+ Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500 m. 

- Khác nhau giữa đồng bằng cao và cao nguyên:

+ Đồng bằng: thấp, độ cao dưới 200 m, bằng phẳng, không có sườn.

+ Cao nguyên: độ cao trên 500 m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.

Bài giải tiếp theo
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 phần luyện tập trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 phần luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 phần luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài vận dụng trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 phần luyện tập và vận dụng trang 147 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản Địa lí 6 Chân trời sáng tạo


Bài học liên quan

Từ khóa