Câu hỏi Luyện tập trang 32 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều
Em chọn những cách làm nào dưới đây khi bị lạc? Vì sao?
Bài 1
Em chọn những cách làm nào dưới đây khi bị lạc? Vì sao?
A. Bình tĩnh đứng yên tại chỗ chờ người thân quay lại đón.
B. Đi ra khu vực để xe tìm người thân.
C. Tiếp tục một mình lang thang tìm người thân.
D. Tìm kiếm chú công an, bác bảo vệ, cô nhân viên,... nhờ giúp đỡ.
E. Để một người lạ bất kì dắt tay đi tìm người thân.
Hình ảnh: Trang 32 SGK
Phương pháp giải:
- Nhắc lại phần lí thuyết ở trên.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
* Bày tỏ sự đồng tình với các ý kiến:
- Ý kiến A. Vì khi bị lạc, việc bình tĩnh rất quan trọng, giúp em có những suy nghĩ và quyết định sáng suốt. Việc đứng yên tại chỗ sẽ giúp người thân dễ dàng khoanh vùng và tìm ra được em hơn.
- Ý kiến D. Vì các chú công an, bác bảo vệ, cô nhân viên, ... (những người mặc đồng phục) thường là những người đáng tin cậy mà em có thể nhờ giúp đỡ khi không may đi lạc và họ có thể đảm bảo sự an toàn cho em.
Chú ý: Những người mặc đồng phục như chú công an, bác bảo vệ, ... sẽ có thẻ nghiệp vụ. Đây là lưu ý quan trọng, tránh trường hợp những kẻ xấu lợi dụng những bộ đồng phục này để thực hiện hành vi nguy hiểm như bắt cóc.
* Bày tỏ sự không đồng tình với các ý kiến:
- Ý kiến B. Vì khu vực để xe là nơi đông đúc và có nhiều kẻ xấu tụ tập. Nếu như tìm người thân ở khu vực này em sẽ dễ bị lạc hơn và gặp phải kẻ xấu, xảy ra những điều không may.
- Ý kiến C. Vì việc em tiếp tục đi lang thang một mình để tìm kiếm người thân sẽ khiến em bị lạc thêm và gây khó khăn cho mọi người khi tìm kiếm em.
- Ý kiến E. Vì việc đi theo người lạ bất kì mà không có sự quan sát, để ý xem người đó có thực sự đáng tin tưởng để giúp đỡ em hay không có thể khiến em gặp nguy hiểm, rủi ro do chính người lạ đó gây ra cho em (nếu người lạ đó là người xấu).
Bài 2
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây khi bị lạc? Vì sao?
A. Nói lời đề nghị lễ phép, lịch sự khi nhờ giúp đỡ.
B. Nói với người giúp đỡ địa chỉ nơi ở.
C. Không ngừng khóc lóc với người giúp đỡ.
D. Nói với người giúp đỡ số điện thoại của người thân.
E. Im lặng không nói gì.
G. Cảm ơn người đã giúp đỡ.
Phương pháp giải:
- Nêu giả thiết (Em sẽ nói gì khi nhờ người khác giúp đỡ?).
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Em đồng tình với ý kiến A. Vì khi em nói lời đề nghị lễ phép, lịch sự thì sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác hơn vì họ cảm nhận được sự tôn trọng, sự mong muốn thực lòng được giúp đỡ mà em dành cho người ấy.
- Em đồng tình với ý kiến B. Vì khi em nói địa chỉ nơi ở với người giúp đỡ đáng tin cậy thì sẽ giúp cho việc giúp đỡ đó dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Em không đồng tình với ý kiến C. Vì nếu như em không thể bình tĩnh, không ngừng khóc lóc thì sẽ khiến cho việc giúp đỡ trở nên khó khăn hơn, mất thời gian hơn bởi những người muốn giúp em họ không có một thông tin cụ thể nào. Việc khóc lúc này không giải quyết được việc gì và khiến cho mọi việc thêm căng thẳng.
- Em đồng tình với ý kiến D. Vì khi nói với người giúp đỡ số điện thoại của người thân sẽ khiến cho việc giúp đỡ dễ dàng và nhanh chóng hơn, người thân cũng sẽ biết được nơi để tìm và em đang được an toàn.
- Em không đồng tình với ý kiến E. Vì nếu như em cứ im lặng không nói gì thì không ai có thể giúp đỡ được em bởi họ không có thông tin nào cả và việc giúp đỡ cũng sẽ trở nên khó khăn, mất thời gian hơn.
- Em đồng tình với ý kiến G. Vì việc làm cảm ơn người đã giúp đỡ mình thể hiện sự tôn trọng, biết ơn mà em dành cho họ và họ xứng đáng được như vậy. Đồng thời, cũng thể hiện em là một người ngoan ngoãn, biết tôn trọng và nhớ ơn người đã giúp đỡ mình.
Bài 3
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Hình ảnh: Trang 33 SGK
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh quan sát và tìm các cô chú nhân viên (những người mặc đồng phục) để nhờ giúp đỡ hoặc người lớn có đi cùng em nhỏ. Vì đây là những người đáng tin cậy.
- Khi nhờ giúp đỡ, bạn nhỏ cần nói rõ rằng bạn đang bị lạc người thân, nói rõ cho họ biết tên, đặc điểm nhận dạng, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Khi đã tìm được người thân, bạn nhỏ nên lịch sự nói lời cảm ơn đến người đã giúp đỡ mình.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh, không nên hoảng sợ trốn vào một góc kín hay tự ý đi lung tung để tìm kiếm người thân vì điều này có thể khiến bạn nhỏ đi lạc thêm và gây khó khăn cho người thân khi tìm bạn.
- Bạn nhỏ cần quan sát xung quanh và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như các chú nhân viên, bảo vệ, người lớn đi cùng em nhỏ. Sau đó nói lời đề nghị một cách lịch sự với người giúp đỡ, cần nói rõ cho họ biết rằng mình đang bị lạc người thân, tên, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Vì bến xe là địa điểm tập trung rất đông người nên bạn nhỏ tuyệt đối không được đi theo những người lạ mặt nguy hiểm như người say, người có hành vi dụ dỗ, ...
- Sau khi tìm được người thân thì nói lời cảm ơn chân thành đến người đã giúp đỡ mình.
Bài 4
Chia sẻ về một lần em bị lạc (nếu có) và cho biết em đã làm gì khi ấy?
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Kể chuyện cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Chào thầy / cô và các bạn. Sau đây, em xin chia sẻ câu chuyện một lần em đi lạc cho cả lớp.
Trong một lần được đi trung tâm thương mại cùng mẹ. Vì quá đam mê và bị hấp dẫn bởi những con thú nhồi bông cùng nhiều món đồ chơi khác nên em đã bị lạc mẹ. Lúc này, em thấy rất sợ hãi. Nhưng nhớ lại bài học đã được mẹ dạy khi bị lạc cần tìm kiếm sự giúp đỡ em đã bình tĩnh lại và nhờ cô nhân viên tìm mẹ. Em nói với cô bằng một giọng lịch sự: “Cô ơi, con bị lạc mẹ, cô có thể giúp con tìm lại mẹ được không ạ? Mẹ con tên Mai, số điện thoại 098544****”. Sau khi nghe rõ được thông tin, cô nhân viên đã gọi cho phòng bảo vệ để nhờ họ thông báo tìm mẹ giúp em. Một lúc sau, mẹ đã tìm được em và em cũng nói lời cảm ơn chân thành đến cô nhân viên đã giúp đỡ mình.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Câu hỏi Luyện tập trang 32 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều timdapan.com"