Câu hỏi Khám phá trang 29 SGK Đạo đức lớp 2 - Kết nối tri thức
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Bài 1
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh mắc lỗi gì?
- Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào?
- Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
- Bạn nhỏ đã làm vỡ bát.
- Bạn nhỏ đã biết lỗi lầm của mình, nhận sai, nói lời xin lỗi với mẹ và hứa từ sau sẽ không vi phạm nữa “Con xin lỗi mẹ! Lần sau con sẽ cẩn thận ạ”.
Hình 2:
- Bạn nhỏ đã không bỏ rác vào thùng rác theo đúng quy định.
- Sau khi cô giáo biết được, bạn nhỏ đã biết lỗi sai của mình, nhận lỗi, xin lỗi cô giáo và hứa sẽ bỏ rác vào thùng “Em xin lỗi cô! Em sẽ nhặt bỏ vào thùng rác ạ!”.
Hình 3:
- Bạn nữ đi đường đã va phải một em bé và làm em ấy ngã.
- Bạn nữ đã nhận sai, nói lời xin lỗi với em bé và đỡ em bé dậy “Chị xin lỗi em!”.
- Theo em, khi mình mắc lỗi cần phải biết nhận lỗi, nói lời xin lỗi chân thành với người mình gây ra lỗi, sửa chữa lỗi lầm đó của mình và hứa lần sau sẽ không để lỗi lầm đó tái phạm nữa.
Bài 2
Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Hình ảnh: Trang 30 SGK
Đề bài:
- Vì sao mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi còn bố Huy lại tức giận?
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại điều gì?
- Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống truyện.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
* Kể chuyện theo tranh:
Hình 1:
Tan học đã lâu nhưng Huy và Nam vẫn mải mê ngồi chơi ô ăn quan mà không về nhà. Bác bảo vệ thấy vậy nên đã đến để nhắc nhở: “Muộn rồi, các cháu về nhà đi”.
Hình 2:
Sau khi được bác bảo vệ nhắc nhở, hai bạn đã đứng dậy về nhà và nghĩ cách nói với bố mẹ về lỗi lầm của mình. Nam chọn cách nhận lỗi và nói thật cho mẹ biết: “Tớ sẽ nói thật với mẹ”. Huy thì ngược lại, bạn ấy chọn cách nói dối: “Tớ sẽ nói là ở lại làm bài tập cùng các bạn”.
Hình 3:
Về nhà, Nam đã nhận sai, xin lỗi mẹ và hứa sẽ không có lần sau: “Con xin lỗi mẹ, lần sau tan học con sẽ về ngay ạ”. Mẹ Nam vì biết con đã dám nhận lỗi và xin lỗi nên không trách mắng gì mà nhẹ nhàng nói: “Lần sau con không được về muộn nữa nhé!”. Ngược lại với Nam, Huy chọn cách nói dối. Bố đã rất tức giận khi bạn học cùng Huy nói: “Cô giáo có giao bài đâu mà cậu lại nói vậy” và biết rằng Huy đang nói dối mình để bao che cho sự ham chơi.
- Mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nói thật với mẹ lí do mình về muộn, xin lỗi mẹ và hứa sẽ không vi phạm lần sau nữa. Bố Huy tức giận vì Huy đã nói dối bố, không dám nhận lỗi sai.
- Nếu như biết nhận lỗi và sửa lỗi thì:
+) Được mọi người tin tưởng, yêu quý.
+) Rèn luyện được đức tính thật thà, trung thực.
+) Biết cách sửa chữa lỗi lầm để không tái phạm lần sau.
- Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi thì:
+) Nếu người khác biết được họ sẽ không tin tưởng nữa.
+) Bản thân trở thành người dối trá, thiếu trung thực.
+) Không bao giờ nhận ra sai lầm của bản thân. Thậm chí sau này có thể lỗi sai sẽ càng nặng hơn.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Câu hỏi Khám phá trang 29 SGK Đạo đức lớp 2 - Kết nối tri thức timdapan.com"