Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chí Phèo (CD)

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Chí Phèo giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.


Tóm tắt

Mẫu 1

Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà Văn Năm cao được sáng tác năm 1941. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, bị bỏ rơi từ khi lọt lòng, sau được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi, Chí Phèo phải đi làm công cho nhà Bá Kiến để tự nuôi thân. Vì ghen tuông vô cớ Bá Kiến cố ý đẩy Chí Phèo vào tù. Phải ở tù đến 7 – 8 năm khi trở về Chí Phèo trở thành 1 con người hoàn toàn khác, trên người có nhiều hình xăm đáng sợ. Hắn là con sâu rượu, lúc nào cũng trong tình trạng say xỉn và luôn đòi đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Lúc này, Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai, chuyên đâm thuê chém mướn, ai sai gì cũng làm. Hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Vào một đêm trăng, sau khi hắn uống rượu ở nhà Tư Lãng về. Hắn về lều của mình ngủ và vô tình gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau, nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Đến sáng hôm sau, Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Từ đây, hắn khao khát trở về với cuộc sống lương thiện và được muốn được sống với Thị Nở. Chí Phèo tuyệt vọng vừa đi vừa chửi rủa. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Mẫu 2

Truyện ngắn Chí Phèo là câu truyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Bá Kiến. Vì ghen tuông vô lý, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.

     Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo như được hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.

Mẫu 3

Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen nên Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.



Bố cục

Văn bản chia thành 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết"): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.

- Phần 2 ( tiếp đến "không bảo người nhà đun nước mau lên"): Chí Phèo mất hết nhân tính.

- Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.



Nội dung chính

Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.




Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến