Toán lớp 3 trang 91 - Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - SGK Cánh diều
Tính. Mỗi số trong bông hoa là giá trị của biểu thức nào?
Bài 1
Tính.
Phương pháp giải:
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) 7 + 43 x 2 = 7 + 86
= 93
Giá trị của biểu thức 7 + 43 x 2 là 93
b) 8 + 15 : 3 = 8 + 5
= 13
Giá trị của biểu thức 8 + 15 : 3 là 13
c) 312 x 2 – 5 = 624 – 5
= 619
Giá trị của biểu thức 312 x 2 – 5 là 619
d) 900 : 3 – 20 = 300 – 20
= 280
Giá trị của biểu thức 900 : 3 – 20 là 280
Bài 2
Mỗi số trong bông hoa là giá trị của biểu thức nào?
Phương pháp giải:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Ta chọn như sau:
Bài 3
Kiểm tra cách tính giá trị của các biểu thức sau, nếu sai hãy sửa lại cho đúng:
Phương pháp giải:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) Sai
Sửa lại:
50 + 50 x 8 = 50 + 400
= 450
b) Đúng
c) Đúng
d) Sai
300 – 100 : 5 = 300 – 20
= 280
Bài 4
Mỗi bao thóc cân nặng 20 kg, mỗi bao ngô cân nặng 30 kg. Hỏi 4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính cân nặng của 4 bao thóc bằng cân nặng của một bao thóc nhân với 4.
Bước 2: Tìm cân nặng của 4 bao thóc và 1 bao ngô = Cân nặng của 4 bao thóc + Cân nặng của 1 bao ngô
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
1 bao thóc: 20 kg
1 bao ngô: 30 kg
4 bao thóc và 1 bao ngô: ... kg?
Bài giải
4 bao thóc cân nặng số ki-lô-gam là
20 x 4 = 80 (kg)
4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là
80 + 30 = 110 (kg)
Đáp số: 110 kg
Bài 5
Viết các biểu thức sau rồi tính giá trị của mỗi biểu thức:
a) 87 trừ đi 7 rồi cộng với 40
b) 7 nhân với 6 rồi trừ đi 2
Phương pháp giải:
- Bước 1: Viết các biểu thức
- Bước 2: Tính giá trị biểu thức:
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) 87 – 7 + 40 = 80 + 40
= 120
b) 7 x 6 – 2 = 42 – 2
= 40
Lý thuyết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Toán lớp 3 trang 91 - Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) - SGK Cánh diều timdapan.com"