Toán lớp 3 trang 9 - Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1 000 - SGK Kết nối tri thức

Tính nhẩm. Đặt tính rồi tính:Con trâu cân nặng 650 kg, con nghé cân nặng 150 kg Những chum nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 150


Luyện tập 1

Bài 1

Tính nhẩm.

a) 50 + 40                               b) 500 + 400

90 – 50                                       900 – 500

90 – 40                                        900 – 400

c) 80 + 20                               d) 300 + 700

100 – 80                                      1 000 – 700

100 – 20                                      1 000 – 300

Phương pháp giải:

Em tính nhẩm kết của mỗi phép tính trên theo mẫu:

5 chục + 4 chục = 9 chục

Viết: 50 + 40 = 90

Lời giải chi tiết:

a) 50 + 40 = 90                       b) 500 + 400 = 900

90 – 50 = 40                               900 – 500 = 400

90 – 40 = 50                                900 – 400 = 500

c) 80 + 20 = 100                     d) 300 + 700 = 1 000

100 – 80 = 20                              1 000 – 700 = 300

100 – 20 = 80                              1 000 – 300 = 700


Bài 2

Đặt tính rồi tính (theo mẫu):

48 + 52                             75 + 25 

100 - 26                            100 - 45 

Phương pháp giải:

Bước 1: Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

Bước 2: Cộng hoặc trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải chi tiết:


Bài 3

Đặt tính rồi tính.

35 + 48                             146 + 29

77 – 59                              394 – 158

Phương pháp giải:

Bước 1: Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

Bước 2: Cộng hoặc trừ các chữ số lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải chi tiết:


Bài 4

Số?

Phương pháp giải:

Để tìm tổng ta lấy số hạng cộng với số hạng.

Lời giải chi tiết:


Bài 5

Con trâu cân nặng 650 kg, con nghé cân nặng 150 kg. Hỏi:

a) Con trâu và con nghé cân nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?

b) Con trâu nặng hơn con nghé bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương pháp giải:

a) Cân nặng tất cả của con trâu và con nghé = Cân nặng của con trâu + Cộng nặng của con nghé.

b) Con trâu nặng hơn con nghé = Cân nặng của con trâu – Cân nặng của con nghé.

Lời giải chi tiết:

a) Cân nặng tất cả của con trâu và con nghé là

                 650 + 150 = 800 (kg)

b) Con trâu nặng hơn con nghé số ki-lô-gam là

                650 – 150 = 500 (kg)

              Đáp số: a) 800 kg

                           b) 500 kg


Luyện tập 2

Bài 1

Số?

Phương pháp giải:

Ta có: Hiệu = Số bị trừ - Số trừ

Lời giải chi tiết:


Bài 2

Số ?

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính nhẩm kết quả phép tính theo chiều mũi tên.

Bước 2: Ghi kết quả thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:


Bài 3

a) Những chum nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 150 ?

b) Những chum nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau ?

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện tính kết quả các phép cộng, phép trừ

Bước 2: Trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ta có 135 + 48 = 183                   80 + 27 = 107

           537 – 361 = 176               25 + 125 = 150

           216 – 109 = 107

Những chum ghi phép tính có kết quả lớn hơn 150 là A, C.

Những chum ghi phép tính có kết quả bằng nhau là B, E.


Bài 4

Ở một trường học, khối lớp Ba có 142 học sinh, khối lớp Bốn có ít hơn khối lớp Ba 18 học sinh. Hỏi:

a) Khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh?

b) Cả hai khối lớp có bao nhiêu học sinh?

Phương pháp giải:

a) Số học sinh của khối Bốn = Số học sinh của khối Ba – 18 học sinh.

b) Số học sinh của cả hai khối = Số học sinh của khối Ba + Số học sinh của khối Bốn.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Khối Ba: 142 học sinh

Khối Bốn: ít hơn 18 học sinh

Khối Bốn: ... học sinh?

Cả hai khối: ... học sinh?

Bài giải

a) Số học sinh của khối Bốn là

     142 – 18 = 124 (học sinh)

b) Cả hai khối lớp có tất cả số học sinh là

     142 + 124 = 266 (học sinh)

Đáp số: a) 124 học sinh

              b) 266 học sinh