Toán lớp 3 trang 80 - Ôn tập các phép tính - SGK chân trời sáng tạo

Anh Hai đặt kế hoạch mỗi ngày chạy được 2 km. Hôm nay anh Hai chạy 6 vòng....


Bài 1

Đặt tính rồi tính.

a) 37 652 + 4 239                                                             

b) 77 208 – 68 196

c) 10 813 x 6                                                                    

d) 8 438 : 7

Phương pháp giải:

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học.

Lời giải chi tiết:


Bài 2

Tính nhẩm

a) 2 x (3 000 + 2 000)                                                      

b) 12 000 : 3 : 4

c) 19 000 – 3 000 x 3                                                       

d) (10 000 – 10 000) : 8

Phương pháp giải:

- Biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện từ trái sang phải.

- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.

Lời giải chi tiết:

a) 2 x (3 000 + 2 000) = 2 x 5 000

                                  = 10 000

b) 12 000 : 3 : 4 = 4 000 : 4

                          = 1 000

c) 19 000 – 3 000 x 3 = 19 000 – 9 000

                                 = 10 000

d) (10 000 – 10 000) : 8 = 0 : 8

                                     = 0


Bài 3

Mỗi hình che số nào?

Phương pháp giải:

a) Muốn tìm số hạng còn lại ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

b) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

c) Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

d) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Lời giải chi tiết:


Bài 4

Chọn số phù hợp với mỗi câu.

Phương pháp giải:

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.

- Muốn thêm 236 đơn vị vào một số ta lấy số đó cộng với 236.

- Muốn giảm đi 433 đơn vị ở một số ta lấy số đó trừ đi 433.

Lời giải chi tiết:


Bài 5

Chọn ý trả lời đúng.

a) Kết quả của phép tính 21 724 x 4 là:

A. 86 896                    B. 84 896                    C. 84 886

b) Giá trị của biểu thức 1 850 – 850 : 5 là

A. 200                         B. 1 833                      C. 1 680

c) Khối lớp 3 của một trường tiểu học có 7 lớp. Nếu có thêm 1 học sinh lớp 3 nữa thì mỗi lớp vừa đủ 35 em. Khối lớp 3 của trường đó có:

A. 244 học sinh           B. 245 học sinh           C. 246 học sinh

Phương pháp giải:

a) Thực hiện đặt tính rồi tính để tìm kết quả.

b) Biểu thức có phép tính cộng và chia thì ta thực hiện phép tính chia trước, phép cộng sau.

c) Tính số học sinh nếu mỗi lớp vừa đủ 35 em. Sau đó lấy số học sinh vừa tính được trừ 1.

Lời giải chi tiết:

a) 21 724 x 4 = 86 896

Chọn A.

b) 1 850 – 850 : 5 = 1 850 - 170

                           = 1680

Chọn C.

c)Nếu có thêm 1 học sinh lớp 3 thì khối lớp 3 có số học sinh là

                   35 x 7 = 245 (học sinh)

   Khối lớp 3 của trường đó có số học sinh là:

                 245 – 1 = 244 (học sinh)

Chọn A.


Bài 6

Anh Hai đặt kế hoạch mỗi ngày chạy được 2 km. Hôm nay anh Hai chạy 6 vòng xung quanh một sân tập thể thao hình chữ nhật có chiều dài 115 m, chiều rộng 75 m. Hỏi ngày hôm nay anh Hai có đạt được kế có họach đã đề ra không?

 

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính quãng đường 1 vòng xung quanh một sân tập thể thao bằng cách tính chu vi sân tập hình chữ nhật.

Bước 2: Tính quãng đường 6 vòng xung quanh một sân tập thể thao hình chữ nhật.

Bước 3: Quy đổi đơn vị từ 2 km ra m.

Bước 4: So sánh quãng đường đó với kế hoạch anh Hai đề ra sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chu vi sân tập thể thao là:

(115 + 75) x 2 = 380 (m)

Quãng đường hôm nay anh Hai chạy được là:

380 x 6 = 2 280 (m)

Đổi 2 km = 2 000 m

Ta có 2 280 m > 2 000 m. Vậy hôm nay anh Hai đã đạt được kế hoạch đề ra.


Bài 7

Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính cân nặng con bò bằng cách lấy cân nặng con lợn nhân với 3.

Bước 2: Tính tổng cân nặng của bò và lợn.

Lời giải chi tiết:

Con bò nặng số kg là:

160 x 3 = 480 (kg)

Cả hai con nặng số kg là:

160 + 480 = 640 (kg)

Đáp số: 640 kg.


Câu 8

a) Dùng cả năm chữ số 3, 4, 1, 7, 5 để viết:

  • Số lớn nhất có năm chữ số.
  • Số bé nhất có năm chữ số.

b) Tính tổng hai số vừa viết.

Phương pháp giải:

a) Dựa vào dãy số tự nhiên để viết các số theo yêu cầu đề bài.

b) Tính tổng hai số vừa viết là lấy hai số đó cộng với nhau.

Lời giải chi tiết:

a)

  • Số lớn nhất có năm chữ số từ các chữ số đã cho: 75 431.
  • Số bé nhất có năm chữ số từ các chữ số đã cho: 13 457.

b) Tính tổng của 75 431 và 13 457 là: 75 431 + 13 457 = 88 888


Câu 9

Chữ số?

Phương pháp giải:

Dựa vào quy tắc đặt tính, nhẩm và tìm ra chữ số thích hợp với dấu “?” ở mỗi ô.

Lời giải chi tiết:


Khám phá

Số?

Có một loại chuột túi khi mới sinh ra chỉ nặng 1 g nhưng khi trưởng thành nặng đến 90 kg. Chuột túi trưởng thành nặng gấp ? lần lúc mới sinh.

Phương pháp giải:

Đổi 90 kg sang đơn vị g rồi kết luận.

Lời giải chi tiết:

Đổi 90 kg = 90 000 g

Chuột túi trưởng thành nặng gấp 90 000 lần lúc mới sinh.