Toán lớp 3 trang 104 - Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số - SGK Kết nối tri thức

Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu). Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức. Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.


Hoạt động 1

Bài 1

Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).

Phương pháp giải:

Thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) 27 – 7 + 30 = 20 + 30

                      = 50

b) 60 + 50 – 20 = 110 - 20 

                        = 90

c) 9 x 4 = 36


Bài 2

Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện tính giá trị các biểu thức

Bước 2: Nối giá trị mỗi biểu thức với số thích hợp.

Lời giải chi tiết:


Hoạt động 2

Bài 1

Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).

Phương pháp giải:

- Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

- Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phài.

Lời giải chi tiết:

a) 30 : 5 x 2 = 6 x 2

                    = 12

b) 24 + 5 x 6 = 24 + 30

                     = 54

c) 30 - 18 : 3 = 30 – 6

                     = 24


Bài 2

Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.

Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện tính giá trị các biểu thức

Bước 2: Nối giá trị mỗi biểu thức với số thích hợp.

Lời giải chi tiết:

40 + 20 – 15 = 60 – 15

                     = 45

56 – 2 x 5 = 56 – 10

                 = 46

40 + 32 : 4 = 40 + 8

                  = 48

67 – 15 – 5 = 52 – 5

                   = 47

Ta nối như sau:


Hoạt động 3

Bài 1

Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu).

Phương pháp giải:

Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Lời giải chi tiết:

a) 45 : (5 + 4) = 45 : 9

                       = 5

b) 8 x (11 – 6) = 8 x 5

                        = 40

c) 42 – (42 – 5) = 42 – 37

                         = 5


Bài 2

Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức.

Phương pháp giải:

Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Lời giải chi tiết:

(15 + 5) : 5 = 20 : 5

                  = 4

32 – (25 + 4) = 32 – 29

                     = 3

16 + (40 – 16) = 16 + 24

                        = 40

40 : (11 – 3) = 40 : 8

                    = 5

Ta nối như sau:


Luyện tập

Bài 1

Biểu thức nào có giá trị lớn nhất? Biểu thức nào có giá trị bé nhất?


Phương pháp giải:

Bước 1: Thực hiện tính giá trị biểu thức: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

Bước 2: So sánh kết quả rồi kết luận.

Lời giải chi tiết:

5 x (6 – 2) = 5 x 3

                  = 15

5 x 6 – 2 = 30 – 2

               = 28

(16 + 24) : 4 = 40 : 4

                     = 10

16 + 24 : 4 = 16 + 6

                   = 22

Ta có 10 < 15 < 22 < 28

Vậy biểu thức có giá trị lớn nhất là 5 x 6 – 2

Biểu thức có giá trị bé nhất là (16 + 24) : 4


Bài 2

Mai có 4 hộp bút màu, Mai cho Mi 2 hộp. Hỏi Mai còn lại bao nhiêu chiếc bút màu? Biết rằng mỗi hộp có 10 chiếc bút màu.

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính số hộp bút màu còn lại của Mai.

Bước 2: Tính số chiếc bút màu còn lại của Mai.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Có: 4 hộp bút màu

Mỗi hộp: 10 bút màu

Cho: 2 hộp

Còn lại: .... bút màu?

Bài giải

Sau khi cho, Mai còn lại số hộp bút màu là

4 – 2 = 2 (hộp)

Mai còn lại số chiếc bút màu là

10 x 2 = 20 (chiếc bút)

Đáp số: 20 chiếc bút màu


Bài 3

a) Cả ba thùng có bao nhiêu lít nước mắm?

Phương pháp giải:

Nhóm các số có tổng là số tròn trăm rồi thưc hiện tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Lời giải chi tiết:

123 + 80 + 20 = 123 + (80 + 20)

                      = 123 + 100

                      = 223

207 + 64 + 36 = 207 + (64 + 36)

                       = 207 + 100

                       = 307


Lý thuyết