Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.


1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX

Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. Lợi dụng cơ hội này, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp, tranh nhau xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

* Chính sách cai trị của thực dân Anh:

- Về kinh tế: mở rộng công cuộc khai thác với quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. => Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

- Về chính trị - xã hội: Chính phủ Anh nắm giữ quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Ngày 1-1-1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ. Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Bài giải tiếp theo
Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1959)
Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xipay.
Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại.
Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ ?
Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ
Lý thuyết Ấn Độ

Video liên quan



Từ khóa