Tác giả Tản Đà

Tìm hiểu tác giả Tản Đà gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.


1. Tiểu dẫn

- Tản Đà: (1889-1939), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê hương: Tỉnh Sơn Tây (Nay thuộc tỉnh Hà Tây), mồ côi cha từ nhỏ, già đình nghèo khó.

- Năm 1913 ông làm báo tại Vĩnh Yên.

- Năm 1915 ông lấy vợ

- Năm 1916 ông chính thức chọn con đường viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

- Năm 1926 ông cho ra đời An Nam tạp chí.

- Con người:

+ Sinh ra và Lớn lên trong buổi giao thời.

+ Là “người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)

+ Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ…

2. Sự nghiệp văn học

a. Di sản văn học

- Thơ: Khối tình con người I, II (1916, 1918)

- Truyện: Giấc mộng con người I, II (1916, 1932)

- Tự truyện: Giấc mộng lớn (1928)

- Thơ và văn xuôi: Còn chơi (1921).

b. Phong cách thơ

- Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.

- Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

- Ông có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà.

- Nghe tin Tản Đà mất, làng văn nghệ trong nước trở nên xôn xao. Một loạt các bài báo tưởng niệm Tản Đà được ra mắt ngay sau đó:

+ Khái Hưng có "Cái duyên của Tản Đà", "Vài chuyện vui về thi sĩ Tản Đà".

+ Xuân Diệu có "Công của thi sĩ Tản Đà"

+ Lâm Tuyền Khách có "Một tháng với Tản Đà",“Đời làm báo của Tản Đà"

+ Lưu Trọng Lư có "Bây giờ, khi nắp quan tài đã đậy lại"

+ Phan Khôi có "Tôi với Tản Đà thi sỹ"

+ Nguyễn Tuân có "Tản Đà, một kiếm khách"

=> Những bài viết này thể hiện sự kính trọng, quý mến đối với con người Tản Đà.

- Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân cho in tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" nổi tiếng, đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế "chủ suý" của hội tao đàn, ở những trang đầu tiên, như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai đoạn tươi đẹp mới.

- Ông là người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ "An Nam tạp chí", nó gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà.



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến

tác giả tản đà