Tiến trình của cách mạng

Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5 - 5 - 1789 tại cung điện Véc-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới.


II. Tiến trình của cách mạng

1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

- Ngày 5/5/1789, Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

- Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và phá ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế, mở đầu cho cách mạng Pháp.

Tấn công pháo đài – nhà tù Baxti

- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn) – “cách mạng đô thị”, chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập, được gọi là phái Lập hiến.

- Quốc hội lập hiến đã:

+ Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển như: bãi bỏ quy chế phường hội; cho phép tự do buôn bán; tổ chức hành chính theo quy chế mới (cả nước chia thành 83 quận với cơ cấu tổ chức thống nhất, xóa bỏ thuế quan nội địa).

+ Tháng 9 – 1791, thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).

- Tháng 4/1792, chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.

- Ngày 11/7/1792. Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước

=> Cách mạng Pháp phát triển sang giai đoạn mới.

2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập

- Ngày 10/8/1792, quần chúng Pa-ri được sự hỗ trợ của các địa phương đã nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21/9/1792, Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

+ Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6/1793).

3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng

- Hoàn cảnh: Phái Giacôbanh lên nắm chính quyền gặp lúc đất nước hết sức khó khăn.

+ Trong nước: bọn phản cách mạng luôn quấy rối, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.

+ Ngoài mặt trận: sự thất bại của nước Pháp tạo đà cho quân đồng minh phong kiến vượt qua biên giới, quyết tâm “bóp chết” nền cộng hòa.

- Chính sách/ Biện pháp của Giacôbanh:

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân => động viên họ tham gia chống thù trong, giặc ngoài.

+ Thông qua Hiến pháp mới (6-1793), mở rộng tự do dân chủ.

+ Ngày 23-8-1793, Ban hành lệnh “Tổng động viên” huy động sức mạnh toàn dân chống thù trong, giặc ngoài.

+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ.

+ Ban hành luật giá tối đa với lương thực, thực phẩm.

+ Ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.

- Kết quả:

+ Nổi loạn bị dập tắt.

+ Thắng lợi trong liên minh chống phong kiến ở châu Âu => Đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.

- Ngày 27/7/1794, phái tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính => Cách mạng thoái trào.

4. Thời kì thoái trào

Phái Técmiđo lên nắm chính quyền đã có những việc làm:

+ Thành lập nền Đốc chính.

+ Luật giá tối đa bị bãi bỏ.

+ Khủng bố những người cách mạng.

+ Thủ tiêu cách quyền tự do dân chủ.

- Hậu quả:

+ Các thế lực phong kiến ngóc đầu dậy, âm mưu nổi loạn đòi phục hồi dòng Buốc – bông.

+ Nước Pháp bị xáo trộn và gặp khó khăn.

+ Ngày 9/11/1799, Na-pô-lê-ông Pô-na-pác làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự.

+ Năm 1815 chế độ quân chủ lại được phục hồi ở Pháp.