Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trò chơi nhảy lò cò lớp 7

1. Mở đoạn: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: quy tắc hoặc luật lệ trò chơi nhảy lò cò.


Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: quy tắc hoặc luật lệ trò chơi nhảy lò cò.

2. Thân đoạn:

+ Nguồn gốc của trò chơi dân gian nhảy lò cò?

+ Địa điểm phù hợp để chơi trò chơi này?

+ Số lượng người chơi tối thiểu và tối đa?

+ Cách chơi, luật chơi?

+ Ý nghĩa của trò chơi giúp rèn luyện những kĩ năng gì?

3. Kết bài

Khẳng định lại quy tắc, ý nghĩa của quy tắc trong trò chơi nhảy lò cò.


Mẫu 1

Nhắc đến những trò chơi dân gian mang yếu khéo léo, trí óc, chúng ta có thể nghĩ ngay đến những trò chơi tập thể như đánh đáo, pháo đất… Còn với những trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện sự vận động, chúng ta không thể không nhắc đến trò chơi kéo co, thả chó… Và một trong số những trò chơi dân gian vận động được cả những bé trai và bé gái yêu thích chính là trò chơi nhảy lò cò.

Trò chơi dân gian nhảy lò cò thường được chơi thánh một nhóm với số lượng từ 2 đến 5 người. Có thể nhiều hơn nhưng sẽ rất mất thời gian để quay vòng một lượt chơi. Địa điểm chơi trò chơi nhảy lò cò là một khoảng sân rộng vừa đủ để kẻ ô, yêu cầu mặt sân phải bằng phẳng. Nhảy hết ô 10 thì được tậu ruộng, đứng ở tâm của hình bán nguyệt quay lưng lại các ô, tay cầm hòn cái ném vòng qua đầu, hòn cái rơi vào ô nào thì được tậu ruộng ở ô đó. Nếu ném lệch ra ngoài thì mất lượt. Ruộng của người nào thì người ấy được nghỉ chân khi nhảy đến đó. 

Trò chơi dân gian nhảy lò cò tuy có nhiều phiên bản biến thể ở từng vùng miền nhưng điểm chung chính là sự thú vị ở trò chơi, bởi nó đề cao sự nhanh nhẹn, khéo léo.


Mẫu 2

Một trong các trò chơi dân gian phổ biến được nhiều bạn nhỏ yêu thích thì phải kể tới trò chơi nhảy lò cò.

Để bắt đầu chơi, bạn cần kẻ một hình chữ nhật chiều dài khoảng 4m, rộng khoảng 1m, kẻ một đường thẳng chia đôi chiều dài và kẻ 5 đường ngang chia hình chữ nhật làm 10 ô nhỏ, ở đầu hình chữ nhật kẻ một hình bán nguyệt (điểm giữa hình bán nguyệt gọi là tâm), cuối hình chữ nhật kẻ một đường ngang cách hình chữ nhật khoảng 1m (làm vạch đứng đi cái).

Những người tham gia chơi tiến hành oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự chơi trước sau. Người chơi dành chiến thắng sẽ là người chơi đi đầu tiên. Mỗi người chơi sẽ bắt đầu lượt của mình bằng cách tung Chàm vào ô số 1. Sao cho Chàm rơi đúng vào ô, không được chạm vạch kẻ ô hoặc bị bắn ra ngoài hoặc sang ô khác. Nếu không tung trúng Chàm, người chơi mất lượt. Cứ thế, lần lượt các em chơi đến khi nào người cuối cùng còn lại chưa bị giẫm vạch, rơi chân hay thảy đồng chì ra ngoài là người ấy thắng cuộc.

Thông qua việc chơi lò cò, các bạn nhỏ sẽ được rèn luyện khả năng di chuyển khéo léo. Bên cạnh đó, trò chơi này cũng giúp bé biết cách ước lượng và tính toán sao cho hợp lý nhất, đồng thời có thêm nhiều phút giây vui vẻ bên bạn bè và những người thân yêu. 


Mẫu 3

Nhắc đến những trò chơi dân gian mang yếu khéo léo, trí óc, chúng ta có thể nghĩ ngay đến những trò chơi tập thể như đánh đáo, pháo đất... Còn với những trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện sự vận động, chúng ta không thể không nhắc đến trò chơi kéo co, thả chó... Và một trong số những trò chơi dân gian vận động được cả những bé trai và bé gái yêu thích chính là trò chơi nhảy lò cò.

Trò chơi dân giản nhảy lò cò thường được chơi thánh một nhóm với số lượng từ 2 đến 5 người. Có thể nhiều hơn nhưng sẽ rất mất thời gian để quay vòng một lượt chơi. Cuộc chơi bắt đầu. Dụng cụ để chơi là một miếng gạch, đá nhỏ được mài theo ý của người chơi hoặc bất cứ thứ gì tương tự như túi hạt đậu, vỏ hạt, đồ chơi nhựa...gọi là chì (có nơi gọi là đồng chàm). Chì dùng để thảy vào ô và người chơi nào đi hết vòng thì cất và được đi tiếp cho đến khi mất lượt, nhưng nếu đạp trúng vạch kẻ hay thảy chì ra ngoài thì người chơi đó mất lượt và đến lượt người chơi khác. Cứ thế, lần lượt các em chơi đến khi nào người cuối cùng còn lại chưa bị giẫm vạch, rơi chân hay thảy đồng chì ra ngoài là người ấy thắng cuộc.

Đây là trò chơi rất đơn giản mang lại nhiều niềm vui và bất ngờ cho mọi người. Nó là một trò chơi dân gian gần gũi bình dị góp phần tạo nên hồn riêng một nét đẹp của vùng quê Việt Nam.


Mẫu 1

Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian có từ rất lâu đời, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các quốc gia khác trên thế giới. Từ xa xưa, những người lính La Mã đã chơi nhảy lò cò để đọ sức mạnh và tốc độ với nhau. Trò chơi này vừa giúp rèn luyện sức khỏe lại giúp tăng khả năng cân bằng, khéo léo.

Số người chơi của trò chơi này là không giới hạn. Một người hay tối đa 5 người chơi chung một sân chơi, vì dễ dàng vẽ ô cò khác để người chơi khỏi phải đứng chờ lâu quá mới đến lượt.

Về hình thức chơi, trước tiên người chơi tự chọn lấy ” Chàm” cho mình. Đó là viên sỏi, mảnh gạch hay sứ vỡ, đồng tiền, v.v. thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc nảy ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có chàm trong đó.

Trật tự hướng đi được đánh số thứ tự trong từng ô (Hoặc không cần ghi do người chơi thông báo cho nhau và ngầm nhớ), nhảy đứng một chân vào ô đơn, bất kỳ chân nào, không để té mất thăng bằng, không giẫm vào đường kẻ, chỉ sử dụng một chân để xoay trở mũi và bật đi tiếp.

Không dừng lại chậm quá 60″, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai chân đứng bẹp trong hai ô, chân phải trong ô phía phải, chân trái ở ô phía trái. Vòng về đứng ở ô gần ô có chàm nhất, cúi lấy tay lượm chàm, nhảy ra khỏi vòng và hoàn thành một mức. Khi đang di chuyển mà mắc lỗi phạm qui, người chơi phải dừng lại ra ngoài nhưng chàm để nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất.

Thay vì cúi lượm, có thể cò vào ô chứa chàm, dùng chân sủn nó ra ngoài vòng.

Tiếp tục tung chàm vào mức kế tiếp và đi lập lại kiểu như vậy cho tới khi xong mức chót tới lượt cất nhà. Sau khi tung đồng chàm ngược ra sau lưng, nó rớt vào ô nào, ô đó được đánh dấu là ” Nhà”. Người khác cò hay tung chàm vào sẽ bị phạt. Còn chủ nhân vào nhà theo kiểu nào cũng được. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi và được giao khó hơn như: Cò vào nhà cháy nhà.

Cuộc chơi cho phép người chơi yếu có thể bắt cặp với một người chơi giỏi nhằm giúp mau cất nhà. Vì được hưởng quyền theo mức cao nhất của người mình. Với cò cò đôi, nếu một trong hai phạm qui, người kia còn tiếp tục đi tiếp hay dừng lại tuỳ theo luật đã giao.

Khi hầu hết các ô đã là nhà, người thắng cuộc có nhiều nhà hơn các người khác, phần thưởng đại loại: Ngồi trên kiệu tay đi vài vòng; Được các bạn lần lượt cõng đi một quãng đường ngắn; Hoặc có thêm vài món vật lạ vào trong bộ sưu tập của mình do các bạn phải nộp chuộc….

Trong cuộc, người chơi tuân theo những quy tắc căn bản, còn có thể thêm những giao ước khó hơn, một số quy tắc chơi ở Việt Nam có thể kể đến như là: Không thảy chàm vào ô có nhà, đụng chàm nhau hay lấy nhầm chàm; Không được thay chàm trong khi chơi. Không thay đổi chân cò trong suốt lượt đi; Không chống hai tay hoặc chụm đứng hai chân cúi lượm chàm, không chạm tay vào đường kẻ, không lượm rơi chàm.

Khi thảy chàm cất nhà phải xướng lớn: Thảy đất cất nhà Một- Hai- Ba… Chỉ được tung chàm không quá ba lần khi cất nhà. Thảy chàm cất nhà vào nơi nhà mình đã có trước thì bị cháy nhà. Miếng sứt ra từ đồng chàm chạm vào đường kẻ cũng bị mất lượt….

Trò chơi nhảy lò cò vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.


Mẫu 2

Nhảy lò cò là một trò chơi dân gian, được cho là đã có từ thời La Mã cổ đại, từ thời Trung Cổ, rất thông dụng và có ảnh minh họa trên các giáo đường. Trò chơi này rèn luyện cho con người sự tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và tính toán.

Nhảy lò cò không giới hạn người chơi. Tuy nhiên, nên chơi tối đa 5 người chơi trên một ô chơi. Vì việc vẽ ô chơi nhảy lò cò khá đơn giản, nên khi có số người chơi lớn hơn, vẽ thêm ô chơi khác để người chơi không phải chờ quá lâu để đến lượt.

Trò chơi này thường được chơi ở không gian rộng rãi, bằng phẳng, đồng thời phải dễ vẽ lên. Vẽ ô chơi gồm 10 ô vuông. Dùng phấn, than, hoặc đầu que nhọn để vẽ xuống nền sân chơi những đường thẳng giao nhau để tạo thành các ô vuông. Diện tích các ô vuông đủ rộng để một người chơi có thể đứng cả hai chân vào trong hoặc một lần bật nhảy có thể chuyển sang được ô khác liền kề. Diện tích đề xuất nên là các ô vuông 30×30 cm hoặc 40x40cm.

Chọn vật làm chì/chàm: chì/chàm là một vật nhỏ, dễ cầm ở tay. Người chơi sẽ cầm chàm để ném vào các ô có số theo thứ tự được chơi. Chàm có thể là một viên gạch nhỏ. Người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để sắp xếp thứ tự người chơi trước chơi sau.

Mỗi người chơi sẽ tung chàm của mình vào ô số 1 và bắt đầu lượt chơi của mình. Sao cho chàm rơi đúng vào ô, không bị chạm vạch hoặc bắn sang ô khác. Nếu không tung đúng chàm thì người chơi sẽ bị mất lượt chơi của mình.

Sau khi tung được Chàm, người chơi bắt đầu tiến hành nhảy lò cò theo quy luật sau: người chơi nhảy vào tất cả các ô trừ ô có chứa Chàm ( Ví dụ: lượt đầu tiên thì người chơi bật nhảy luôn vào ô số 2); với ô đơn người chơi chỉ được đặt một chân vào ô, chân còn lại co lên. Với ô kép người chơi đặt mỗi bên chân ở một ô, chân phải ô phải, chân trái ở ô bên trái.

Trong quá trình nhảy, người chơi không đứng mất thăng bằng, chạm vào vạch kẻ ô, nhảy sai ô, chạm tay xuống đất… thì đều coi là phạm quy và mất lượt. Người chơi cũng không được phép dừng lại ở một ô quá 60 giây.
Sau khi đi hết một lượt từ ô số 1 đến ô số 10. Tại ô số 10, người chơi bật nhảy để quay lại đằng sau nhưng vẫn phải đảm bảo các quy tắc như không được chạm vạch hay mất thăng bằng bị ngã… Rồi tiếp tục thực hiện vòng về. Khi đến ô số 2, tức ô liền kề với ô đã ném Chàm vào, người chơi cúi xuống và nhặt Chàm lên. Sau đó bật nhảy về vị trí ban đầu.

Nếu sau 1 lượt, người chơi không phạm quy và hoàn thành hết lượt như trên, người chơi bắt đầu lượt mới bằng cách ném chàm vào ô số 2, và tiếp tục thực hiện 1 lượt mới. Nếu người chơi phạm quy, sẽ đến lượt của người chơi tiếp theo. Người chơi tiếp theo có thể chơi tại bàn mà họ bị dừng ở lượt chơi trước của mình.

Sau khi một người chơi chơi hết 10 ô chàm, người chơi này sẽ có quyền “Cất nhà”. Người chơi đứng ở điểm xuất phát, quay lưng lại so với ô nhảy. Người chơi tung Chàm ra đằng sau. Nếu Chàm rơi vào ô nào ( không nhất thiết phải rơi vào giữa ô, có thể chạm vạch ra ngoài), ô đó sẽ trở thành Nhà của người chơi này. Nếu Chàm rơi vào ranh giới hai ô thì Chàm nằm trên ô nào nhiều hơn thì Nhà sẽ là ô đó. Nếu Chàm rơi ra ngoài không trúng ô nào thì người chơi mất lượt ném Nhà.

Dùng phấn đánh dấu ô Nhà của người chơi. Từ các lượt tiếp theo, khi người chơi này nhảy tới ô Nhà, người chơi có quyền nhảy chụm 2 chân để nghỉ tại đây 60 giây. Còn những người chơi khác thì không được phép nhảy hay tung Chàm vào ô này.

Dù trò chơi điện tử, những chiếc laptop, ipad đầy cái mới lạ hiện nay sẽ chẳng bao giờ làm lu mờ đi những giá trị, những nét đẹp của trò chơi nhảy lò cò – một thú vui trong đời sống tinh thần của trẻ em làng quê Việt lâu đời.


Mẫu 3

Nhảy lò cò là trò chơi dân gian dành cho thiếu niên, nhi đồng không phân biệt nam nữ. Tham gia trò chơi này sẽ giúp trẻ rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo và linh hoạt hơn.

Để có thể tham gia chơi trò nhảy lò cò thì bé phải thuộc bài đồng dao nhảy lò cò rất đơn giản sau:

“Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe

Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân”

Cách chơi trò nhảy lò cò cũng khá đơn giản. Vẽ ô nhảy lò cò trên sàn. Nên vẽ các hình vuông đủ to để nhảy được một chân vào và ném gạch không dễ bị bắn ra ngoài. Một hình vẽ đơn giản thường có 7 ô, vẽ số từ ô 1 đến 7.

Người chơi đầu tiên sẽ ném một miếng gạch mỏng hoặc hòn đá phẳng vào những ô hình vuông, bắt đầu từ ô số 1. Vật được ném phải nằm gọn trong ô và không được chạm vào đường viền. Nếu trẻ ném trượt sẽ tới lượt người chơi tiếp theo. Nếu trẻ ném trúng, sẽ nhảy vào các ô còn lại, phải bỏ qua ô số mình vừa ném và nhảy vào các ô tiếp theo.

Lúc nhảy lượt về nhớ nhặt miếng gạch của mình. Khi nhảy đến sát ô vừa ném gạch trúng, trẻ phải cúi người xuống (vẫn đứng một chân) và nhặt miếng gạch lên. Nhảy qua ô đó đến ô tiếp theo và kết thúc vòng. Tiếp đến trẻ sẽ ném gạch vào ô số 2 và cứ đi như thế đến ô số 7 thì chiến thắng.

Nhảy lò cò 1 chân với các ô vuông đơn, 2 chân với ô vuông đôi. Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục. Người chơi phải biết trụ vững vàng bằng một chân và giữ được thăng bằng để khi nhảy không bị ngã và bị buông chân đang co xuống.

Đặc biệt, người chơi phải biết giữ hơi để hát bài hát “ Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe – Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân” trong cùng một thời gian. Khi chơi không được để chân chạm đường kẻ viền của mỗi ô. Nếu chạm đường viền, nhảy sai ô hay nhảy ra ngoài, trẻ sẽ mất lượt.

Hi vọng, những trò chơi dân gian thú vị, giàu bản sắc như nhảy lò cò sẽ được nhiều người biết đến hơn, để tuổi thơ của các em không bị phụ thuộc vào công nghệ hóa.



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến