Thuyết minh về một nhà văn đã được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn 8

Nhà văn Nam Cao sinh năm 1915, tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).


Nhà văn Nam Cao sinh năm 1915, tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).

Khi còn nhỏ, Nam Cao ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thử bảy, ích hữu... Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hoá Nam Hà. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Nãm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III, bị địch phục kích và hi sinh.

Những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: Cuộc sống của những người tiểu tư sản trí thức nghèo và cuộc sống của người nông dân. Dù viết về đề tài nào thì điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên là tình trạng người lao động bị tha hóa biến chất vì bát cơm manh áo.

Ở đề tài tiểu tư sản trí thức nghèo, đáng chú ý nhất là các tác phẩm "Trăng sáng", "Đời thừa", "Mua nhà ", "Truyện tình", "Quên điều độ”, "Nước mắt", "Những truyện không muốn viết", ... đặc biệt là tiểu thuyết "Sống mòn" (1944). Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực và cảm động tình trạng nghèo khổ, sống dở, chết dở của người trí thức nghèo. Qua đó, tác giả còn đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tâm hồn của họ. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của những tri thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần cao cả, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo, và cuộc sống tàn nhẫn đầy rẫy bất công vô lý đầy vào cảnh "chết mòn" về tinh thần và sống cuộc "Đời thừa". Phê phán cái xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống và tàn phá tâm hồn con người, Nam Cao đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát tới một cuộc sống đẹp đẽ xứng đáng với con người.

Về đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc cuộc sống của nhừng con người thấp cổ bé họng này. Ông đã để lại chừng hai chục truyện ngắn có giá trị về tài nông dân, đáng chú ý là "Lão Hạc”, "Chí phèo”, "Trẻ con không được ăn thị chó", "Mua danh", "Tư cách mõ", "Một bữa no", "Một đám cưới", "Dì Hảo", "Điếu văn”, “Lang Rận”, “Nửa đêm", ... Qua những tác phẩm trên, Nam Cao không chỉ mô tả một cách thấm thía và cảm động những số phận tăm tối, hẩm hiu, bị ức hiếp, bị tha hoá, lăng nhục mà còn phát hiện và khẳng định phẩm chất lương thiện đẹp đẽ của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như tăm tối và cằn cỗi đó. Chiều sâu mới mẻ của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao chính là ở đấy.

Cũng như các nhà văn tiểu tư sản khác chưa nắm được chân lý cách mạng, Nam Cao đã không thấy được khả năng đổi đời của người nông dân và triển vọng của xã hội. Song trong truyện ngắn "Điếu văn" (1944), Nam Cao đã viết những dòng dự báo đầy hào hứng "Cuộc đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi!". Đó là lời chào đón chân thành tha thiết tia sáng rạng đông đang báo hiệu ở chân trời lúc bấy giờ.

Sau cách mạng tháng Tám: Nam Cao là một trong số ít nhà văn đã đến với cách mạng ngay từ đầu. Năm 1948, Ông được kết nạp vào Đảng, ông tham gia Hội văn hoá cứu quốc, tích cực hoạt động cách mạng, kháng chiến, làm Thư ký Tạp chí "Tiền Phong". Năm 1947 làm thư ký toà soạn báo "Cứu quốc Việt Bắc". Năm 1950 nhận công tác ở tạp chí "Văn nghệ".

Nam Cao được xem là một trong những cây bút tiêu biểu nhất trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này, ông viết được nhiều tác phẩm có giá trị như: Nhật ký "Ở rừng" (1948) "Chuyện biên giới" (1950), đặc biệt là truyện ngắn "Đôi mắt" (1948) ra đời giữa lúc giới văn nghệ đang vất vả "nhận đường" là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến lúc đó. Thông qua việc phê phán một nghệ sĩ có "đôi mắt" lệch lạc trong việc nhìn người, nhìn đời, có lối sống trưởng giả, kênh kiệu, nhởn nhơ, lạc lõng giữa cuộc kháng chiến sôi nổi của toàn dân tộc và khẳng định một người nghệ sĩ mới dứt khoát từ bỏ con người cũ, lối sông cũ, và quyết tâm "cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt", trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, "Đôi mắt” xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của tầng lớp văn nghệ tiểu tư sản đi theo kháng chiến.

Nam Cao có biệt tài trong việc diễn tả phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ của Nam Cao sống động uyển chuyển, tinh tế rất gần với lời ăn, tiếng nói của quần chúng.

Ghi nhận những đóng góp của Nam Cao dối với nền văn học nước nhà, Nhà nước đã tặng thưởng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ 1 thuật (đợt I - năm 1996). Nam Cao xứng đáng là lá cờ đầu của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX.


Bài học bổ sung