Tập làm văn: Nghe - kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi trang 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn: Nghe - kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi trang 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi


Câu 1

Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.

Em nghe thầy cô kể câu chuyện, nắm được nội dung và kể lại với giọng tự nhiên.

Gợi ý :

a) Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?

- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.

b) Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

c) Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?

- Bởi chẳng ai dại gì đổi một đứa con ngoan lấy một đứa nghịch ngơm cả.

HƯỚNG DẪN KỂ

Dại gì mà đổi

    Ở làng nọ có một cậu bé bốn tuổi rất nghịch ngợm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.

    Cậu bé bình thản nói với mẹ :

- Mẹ sẽ chẳng bao giờ đổi được đâu!

    Người mẹ ngạc nhiên hỏi:

- Vì sao thế ? Ở làng này có nhiều đứa trẻ rất ngoan cơ mà !

Cậu bé trả lời một cách hóm hỉnh :

- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.


Câu 2

Em được đi chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ, tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.

Gợi ý: Em điền đầy đủ và chính xác các thông tin vào bức điện báo.

TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

ĐIỆN BÁO

Họ, tên, địa chỉ người nhận: ông Phạm Minh Đức.

Số nhà: 40, Nguyễn Quyền, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội

Nội dung:

Con đang thăm vịnh Hạ Long, vẫn khỏe và vui. Bố mẹ khỏi lo gì ạ. Con chúc cả nhà mạnh giỏi.

Họ, tên, địa chỉ người gửi (Cần chuyển thì ghi, không thì thôi): Phạm Ánh Nguyệt, phòng số 18, khách sạn Hạ Long, Quảng Ninh. 

Họ,  tên, địa chỉ người gửi (Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đủ theo yêu cầu.):

Phạm Ánh Nguyệt, phòng số 18, khách sạn Hạ Long, Quảng Ninh. 


Bài học bổ sung