Tập làm văn - Luyện tập phát triển câu chuyện trang 60

Giải câu 1 bài Tập làm văn - Luyện tập phát triển câu chuyện trang 60 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 1 . Câu 1: Dựa vào đoạn trích kịch Yết Kiêu (Tiếng Việt 4, tập một, trang 91 - 92) ghi lại vắn tắt câu chuyện theo trình tự không gian.


Đề bài

Dựa vào đoạn trích kịch Yết Kiêu (Tiếng Việt 4. tập một, trang 91 - 92) ghi lại vắn tắt câu chuyện theo trình tự không gian.

Chú ý: Đọc kĩ các gợi ý về cách chia các đoạn, cách trình bày (chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và Lời dẫn gián tiếp, chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng).

Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta.)

Đoạn 2 (Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông)

Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết

* Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta.)

Năm ấy, giặc Nguyên xâm lấn nước ta. Chúng gây ra bao điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. Ở một làng nọ có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Chàng căm thù giặc.

* Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.)

Chàng lên kinh đô yết kiến vua xin vua cho đi dẹp giặc. Nghe Yết Kiêu nói lên tâm nguyện của mình, nhà vua mừng lắm.

Nhà vua hỏi chàng cần binh khí gì để ra trận, Yết Kiêu tâu xin cho mình một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất ngạc nhiên không hiểu vì sao. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước". Nhà vua rất kinh ngạc và khâm phục tài năng của Yết Kiêu. Ngài bèn hỏi có được tài như vậy do ai dạy, Yết Kiêu bèn tâu đó là cha, là ông chàng. Nhà vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu bèn cẩn đáp. Vì căm thù giặc và noi gương ngày xưa mà ông thần tự học lấy".

* Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.)

Ở quê nhà, cha Yết Kiêu thương nhớ chàng vô cùng. Ông nhớ lại, từng hình ảnh, từng lời nói của con trai trước lúc đi giữa hai cha con ...) xa. Nhớ giọng nói nghẹn ngào của con: Cha ơi ! Nước mất thì nhà tan, ... Hôm ấy ông cũng đã cố nén lòng mình để nói cho yên lòng con : “Con cứ đi đi...” Nhớ con một phần, phần còn lại ông lại thầm mong cho con có thể đem tài giúp vua, giúp nước, thắng trận trở về.