Tập làm văn - Kết bài trong bài văn kể chuyện trang 83, 84, 85

Giải câu 1, 2, 3 bài Tập làm văn - Kết bài trong bài văn kể chuyện trang 83, 84, 85 VBT Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 1: Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.


Câu 1

Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồiRùa đã tới đích trước nó.

.....................................................

b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.

.....................................................

c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

.....................................................

d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

.....................................................

e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

.....................................................

Gợi ý:

- Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

Trả lời:

a) Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.

b) Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

c) Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

d) Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

e) Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.


Câu 2

Chép lại kết bài của các truyện sau: Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

Tên truyện

Đoạn kết bài

Kiểu kết bài

Một người chính trực

.............. ..............
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca .............. ..............

Gợi ý:

- Kết bài nằm ở đoạn văn cuối cùng trong câu chuyện.

- Có hai kiểu kết bài:

+ Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

+ Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

Trả lời:

Tên truyện

Đoạn kết bài

Kiểu kết bài

Một người chính trực

Tô Hiến Thành tâu : "Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá."

Kết bài không mở rộng.

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt, "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít nàm nữa".

Kết bài không mở rộng.

 

 


Câu 3

Viết kết bài của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo cách khác :

Gợi ý:

Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

TRẢ LỜI:

Truyện: Một người chính trực:

Câu chuyện trên giúp ta hiểu thêm về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành - một con người luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Đáng để chúng ta học tập.

Câu chuyện trên đã nêu tấm gương sáng về sự chính trực, liêm khiết. Tô Hiến Thành mãi là tấm gương cho đời sau.

Truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em, đó là tình thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với chính bản thân.


Bài học bổ sung