Tách chất ra hỗn hợp KHTN 6 Kết nối tri thức

Lý thuyết Tách chất ra hỗn hợp KHTN 6 Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu


Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Nguyên tắc tách chất

 

- Dựa vào tính chất khác nhau của mỗi chất trong hỗn hợp mà ta có thể tách chất

Ví dụ:

  + Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông

  + Muối ăn không bị bay hơi nên khi làm cho nước biển bay hơi sẽ thu được muối ăn

II. Một số cách tách chất

1. Lắng, gạn và lọc

- Lắng: trong không khí thường có bụi, khi lặng gió, bụi nặng hơn sẽ tự động lắng xuống

- Gạn: Đối với nước bị lẫn đất, cát, khi để yên cách hạt đất, cát nặng hơn sẽ lắng xuống đáy. Gạn lấy lớp nước ở phía trên ta được nước trong hơn

- Lọc: với các chất rắn lơ lửng, khó lắng, ta lọc để tách chúng ra khỏi chất lỏng hoặc chất khí.

  + Để lọc chất rắn ra khỏi chất lỏng, ta dung phễu lót giấy lọc, khi đó chất lỏng chảy xuống, chất rắn bị giữ lại.

2. Cô cạn

- Phương pháp: dùng để tách chất tan ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù bằng cách cho dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại

VD: Muối ăn tan trong nước, người ta có thể tách muối ăn từ nước muối bằng cách đun nóng dung dịch này cho đến khi nước bay hơi hết, còn lại muối

3. Chiết

- Phương pháp: Ta sẽ dùng các dụng cụ như bình chiết, phễu chiết để tách hỗn hợp chất lỏng không tan vào nhau (vì hỗn hợp sẽ tách thành 2 lớp chất lỏng riêng biệt)

VD: Dầu ăn không tan trong nước, để một thời gian chúng sẽ tách thành 2 lớp riêng biệt

Sơ đồ tư duy: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

 


Bài giải tiếp theo
Trả lời mở đầu trang 60 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục I trang 60 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục II trang 61 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục II trang 61 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời hoạt động mục II trang 62 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục II trang 62 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục II trang 63 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức
Steam - Mô hình máy lọc nước KHTN 6 Kết nối tri thức