Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
Tóm tắt lý thuyết mục III: Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
1. Phong trào công nhân
- Hình thức đấu tranh: vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân vẫn phát triển, kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang: nghỉ việc chống cúp phạt lương, bỏ trốn chống bọn cai thầu, tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên, đốt nhà cai thầu,...
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ Ngày 22-2-1916, nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào (Quảng Ninh) nghỉ việc 7 ngày chống cúp phạt lương.
+ Cùng ngày, gần 100 công nhân mỏ than Hà Tu đã đánh trả lính khố xanh khi chúng đến cướp bóc hàng hóa, trêu ghẹo phụ nữ.
+ Tháng 6 và 7-1917, 22 công nhân mỏ Bôxít (Cao Bằng) bỏ trốn, 47 công nhân Thái Bình mới đến chống lại cai thầu.
+ Ngày 31/8/1917, công nhân các mở than Phấn Mễ và Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên.
+ Năm 1917, công nhân mỏ than Hà Tu biểu tình trước văn phòng chủ mỏ đòi thả một số công nhân bị bắt vì tham gia đấu tranh.
+ Năm 1918, khoảng 700 công nhân mỏ than Hà Tu đốt nhà một tên cai thầu ngược đãi công nhân.
* Ý nghĩa: Phong trào thể hiện rõ bản chất đoàn kết, kỷ luật của giai cấp công nhân, tuy vậy vẫn mang tính tự phát.
2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)
a) Tiểu sử
- Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nên sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.
- Nguyễn Ái Quốc khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ như: Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.
- Ngày 5/6/1911, Người rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.- Từ năm 1911-1917, Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước và nhận thức rằng ở đâu bọn thực dân cũng tàn bạo, độc ác và ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, tích cực học tập, rèn luyện và tham gia phong trào công nhân Pháp. Người đã tích cực viết báo, truyền đơn,... tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
- Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến.
=> Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
SO SÁNH CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC SO VỚI CÁC BẬC TIỀN BỐI.
* Giống nhau:
- Đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước, giành độc lập dân tộc.
* Khác nhau:
- Phan Bội Châu chủ trương cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
- Phan Châu Trinh dựa vào Pháp để đem đến sự giàu mạnh cho dân tộc.
- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài, đến chính nước đế quốc đang thống trị mình để tìm đường cứu nước mới.
* Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, điều cần thiết là phải dựa vào chính mình.
- Người quyết ra nước ngoài, cụ thể là sang phương Tây, trung tâm của văn minh thế giới lúc bấy giờ và cũng là quê hương của các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử để tìm hiểu, khảo sát xem họ làm như thế nào sau đó về giúp đồng bào mình.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới timdapan.com"