Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô viết

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt.


* Sự khủng hoảng:

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội.

- Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước.

- Đầu những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện:

- Về kinh tế: Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút. Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm.

- Về chính trị - xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.

=> Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện.

=> Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải cách năm 1985.

* Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:

- Về chính trị: Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng.

- Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thực tế chưa thực hiện được.

* Kết quả:

- Làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loạn về chính trị và xã hội.

- Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 thất bại, đưa lại hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Xô Viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

- 11 nước cộng hoà tách khỏi Liên bang, Liên bang Xô Viết tan rã.

- Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chổp từ chức, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại. 

Bài giải tiếp theo
Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?
Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?