Lý thuyết: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ?
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm ba tầng lớp : nông dân, quý tộc và nô lệ.
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông. Vì vậy, bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân. Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy và phải nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho bọn quý tộc.
Quý tộc, quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm mọi quyền hành.
Nhà vua và các quý tộc đều có nhiều người hầu hak phục dịch, gọi chung là nô lệ. Thân phận của nô lệ không khác gì con vật. Những người nô lệ và dân nghèo đã nhiều lần nổi dậy. Năm 2300 TCN, một vụ bạo động bùng nổ ở La-gát (Lưỡng Hà). Năm 1750TCN, nô lệ và dân nghèo ở Ai Cập đã nổi dậy, cướp phá, đốt cháy cung điện.
Ở Lưỡng Hà, vua Ham-mu-ra-bi đã ban hành một bộ luatạ, được khắc trên đá.
- Phần trên của bia đá khắc hình Thần Sa-mát đang trao bộ luật cho vua Ham-mu-ra-bi.
- Phần dưới của bia đá khắc phần đầu của bộ luật.
Điều 42: Dân tự do thuê ruộng cày, nếu ruộng không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.
Điều 43: Nếu không cày cấy mà bỏ ruộng hoang thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thócb cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho chủ ruộng.
(Trích Luật Ham-mu-ra-bi)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ? timdapan.com"