Soạn Viết bài làm số 5: Văn thuyết minh siêu ngắn

Soạn bài Viết bài làm số 5: Văn thuyết minh siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Đề 1

Đề 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương.

* Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh định thuyết minh.

* Thân bài:

- Vị trí: địa chỉ, quang cảnh xung quanh…

- Nguồn gốc: lịch sử hình thành, giai thoại gắn liền với thắng cảnh (nếu có).

- Bố cục và vẻ đẹp của cảnh quan (từ bao quát đến chi tiết hoặc ngược lại tùy dụng ý người viết).

- Giá trị và ý nghĩa của danh lam thắng cảnh.

* Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp và vai trò của danh lam thắng cảnh với quê hương, đất nước.


Đề 2

Đề 2 (53 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Một loại hình ca nhạc/sân khấu mà anh/chị yêu thích.

* Mở bài: Giới thiệu về loại hình ca nhạc/sân khấu định thuyết minh.

* Thân bài:

- Nguồn gốc ra đời loại hình ca nhạc/sân khấu đó.

- Các giai đoạn phát triển tiêu biểu từ xưa đến nay của loại hình này.

- Đặc trưng của loại hình này (so với các loại hình ca nhạc/sân khấu khác).

- Vai trò, giá trị, ý nghĩa của loại hình ca nhạc/sân khấu này (trên các phương diện âm nhạc, tinh thần, kinh tế, văn hóa, du lịch…).

* Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của loại hình và nêu ngắn gọn cảm nghĩ cá nhân về loại hình.


Đề 3

Đề 3 (trang 53 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Một đặc sản (một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương.

* Mở bài: Giới thiệu về một đặc sản của địa phương mà anh/chị định thuyết minh.

* Thân bài:

- Nguồn gốc ra đời và các quá trình phát triển của món đặc sản.

- Nguyên liệu và cách chế biến món ăn.

- Giá trị ẩm thực của món ăn: vị ngon, sức hấp dẫn, các tình huống sử dụng…

- Các giá trị khác của món đặc sản (sức khỏe, kinh tế, du lịch, văn hóa…).

* Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và nêu ngắn gọn cảm nghĩ về đặc sản.


Đề 4

Đề 4 (trang 53 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

* Mở bài: Giới thiệu về lễ hội và quê hương gắn với lễ hội.

* Thân bài:

- Nguồn gốc và lịch sử của lễ hội.

- Những nét đặc sắc của lễ hội (nội dung, truyền thuyết, lễ nghi, tiến trình diễn ra…).

- Mục đích của lễ hội.

- Giá trị và ý nghĩa của lễ hội.

* Kết bài: Cảm nghĩ về lễ hội, liên hệ tới bản thân.

Bài giải tiếp theo