Soạn Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức siêu ngắn

Soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Câu 1 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nguyễn An Ninh phê phán nhiều hành vi trong thói học đòi “Tây hóa”:

- Thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn dạt cho mạch lạc bằng tiếng nước mình, cóp nhặt và thể hiện những cái tầm thường của phong hóa châu Âu trong khi mù tịt về văn hóa ấy.

- Tạo nên những ngôi nhà có kiến trúc và trang trí lai căng.

- Từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ.

 


Câu 2

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng lớn lao với vận mệnh dân tộc: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”.


Câu 3

Câu 3 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn, tác giả căn cứ vào các dẫn chứng và lí lẽ.

- Lí lẽ: Khẳng định nhiều người An Nam chỉ biết những từ thông dụng và chính họ còn nghèo vốn từ An Nam hơn cả những người phụ nữ, nông dân An Nam; do sự bất tài của con người.

- Dẫn chứng: Lấy ngôn ngữ của Nguyễn Du chứng minh cho sự giàu có của tiếng Việt; người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc.


Câu 4

Câu 4 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ “nước mình”:

- Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

- Ngôn ngữ là kênh để giúp giới trí thức nước ta hiểu châu Âu, tiếp cận tri thức châu Âu và truyền bá cho đồng bào mình.


Câu 5

Câu 5 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị, câu nói “Nếu người An Nam hãnh diện… vấn đề thời gian” đúng nhưng chưa đủ vì để giải phóng dân tộc cần có cuộc cách mạng toàn diện trên mọi mặt trận, trong đó đặc biệt phải có đấu tranh vũ trang đánh đuổi kẻ thù khỏi bờ cõi.

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung